Mã tài liệu: 292673
Số trang: 66
Định dạng: zip
Dung lượng file: 670 Kb
Chuyên mục: Văn học
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nước Nam ta có một người vốn chưa từng đỗ Trạng nguyên mà tài năng khí phách lại lừng danh hiển hách ở đời, từng được phong là “lưỡng quốc trạng nguyên”, được người đời xếp vào hạng “nhân vật đệ nhất trong nước” (Đỗ Uông), được triều đình nhà Lê phong là “trung nghĩa nội luỹ, Kiệt tiết tuyên lực công thần, Kim tử vinh lộc đại phu” (Bùi Duy Tân, Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan tác giả - tác phẩm, Sở văn hoá thông tin Hà Tây, tr.34), dân xứ Đoài thì yêu mến, trân trọng, ngợi ca gọi ông là “Thần Nông” (Bùi Duy Tân, sđd). Người đó không ai khác chính là Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan. Con người ấy vừa lão thực, giản dị mà trung hiếu, nhân hậu vô ngần. Cả cuộc đời ông dành cho dân, cho nước, tận tâm tận lực vì sự nghiệp Trung hưng, dốc lòng phò tá giúp vua mà không màng danh lợi. Và ở đâu Phùng Khắc Khoan cũng hiện diện với tầm vóc, phẩm chất của một nhà quân sự tài năng, đa mưu túc kế, của một danh nhân, thi sĩ, nhân cách lớn ở đời.
6. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp.
Khoá luận tốt nghiệp gồm 3 phần. Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung sẽ bao gồm hai chương như sau:
Chương 1: Ngôn ngữ 88 bài thơ trong “ngôn chí thi tập” của Phùng Khắc Khoan dưới góc nhìn định lượng. Trong chương 1 chủ yếu đi vào khái quát 88 bài thơ của Trạng Bùng trên phương diện thống kê về thể loại, đề tài, vốn từ ngữ cùng với một vài nhận xét trong cách biểu đạt ngôn từ và hệ thống các điển cố, điển tích… nhằm đưa ra kết luận ban đầu về phong cách thơ “ngôn chí” của ông.
Chương 2: Giá trị thơ chữ Hán của Phùng Khắc Khoan trong tiến trình thơ chữ Hán trung đại Việt Nam nhằm làm nổi bật lên được giá trị về nội dung cũng như những đóng góp về thể tài trong “ngôn chí thi tập” nói riêng và thơ chữ Hán của ông nói chung. Bên cạnh đó đưa ra những nhận xét đánh giá của các học giả đương đại cũng như của giới nghiên cứu về thơ chữ Hán Trạng Bùng để có cái nhìn đúng đắn hơn, sâu sắc hơn về con người từng được hậu thế tôn làm “Thần nông” này.
Cuối khoá luận còn có Thư mục tài liệu tham khảo và Phụ lục có bảng thống kê cụ thể hơn trong khảo sát ngôn ngữ 88 bài thơ này.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 126
👁 Lượt xem: 1492
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 956
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 1148
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 2799
⬇ Lượt tải: 32
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 1424
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 132
👁 Lượt xem: 694
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 796
⬇ Lượt tải: 17