Mã tài liệu: 230325
Số trang: 126
Định dạng: doc
Dung lượng file: 2,909 Kb
Chuyên mục: Văn học
1. Lí do chọn đề tài
PHẦN MỞ ĐẦU
Tố Hữu là một cây đại thụ trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Thơ Tố Hữu gắn liền với các chặng đường cách mạng của dân tộc và lắng sâu trong lòng quần chúng nhân dân suốt thời gian qua. Đúng như Phong Lan và Mai Hương nhận xét “Trên bầu trời của văn học Việt Nam hiện đại, Tố Hữu luôn được coi là ngôi sao sáng, là người mở đầu và dẫn đầu tiêu biểu cho thơ ca cách mạng. Sáu mươi năm gắn bó với hoạt động cách mạng và sáng tạo thơ ca, ông thực sự tạo nên được niềm yêu mến, nỗi đam mê bền chắc trong nhiều độc giả. Ông là người đem đến cho công chúng và rồi cũng nhận lại từ họ sự đồng điệu, đồng cảm, đồng tình tuyệt diệu, đang là niềm mơ ước của mọi sự nghiệp thơ ca, kể cả những nhà thơ lớn cùng thời với ông” [33, tr.20]. Bởi vậy, thơ Tố Hữu luôn thu hút được sự quan tâm của giới phê bình, nghiên cứu văn học và là đối tượng giảng dạy trong nhà trường phổ thông.
Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị. Mọi sự kiện, vấn đề lớn của đời sống cách mạng, lí tưởng chính trị, những tình cảm chính trị thông qua trái tim nhạy cảm của nhà thơ đều có thể trở thành đề tài và cảm hứng nghệ thuật thực sự. Tố Hữu là nhà thơ của lẽ sống lớn, của những tình cảm lớn, niềm vui lớn của cách mạng và con người cách mạng. Đặc biệt ở những bước ngoặt trong đời sống cách mạng của dân tộc, hồn thơ Tố Hữu thường vang ứng nhạy bén và dạt dào cảm hứng, kết tinh trong những bài thơ đặc sắc, được sự đồng cảm và hưởng ứng rộng rãi của đông đảo công chúng. Xuân Diệu có lần khẳng định: Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình độ là thơ rất đỗi trữ
tình.
Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc cả trong nội dung và nghệ thuật biểu hiện. Hiện thực đời sống cách mạng, những tình cảm chính trị, đạo lí cách
mạng qua sự cảm nhận và thể hiện của Tố Hữu đã gắn bó, hoà nhập với truyền thống tinh thần tình cảm và đạo lí của dân tộc, làm phong phú thêm cho truyền thống ấy. Trong thơ ông có thể bắt gặp một cách phổ biến những lối so sánh, các phép chuyển nghĩa và cách diễn đạt trong thơ ca dân gian đã trở nên quen thuộc với tâm hồn người Việt. Chiều sâu của tính dân tộc trong thơ Tố Hữu là ở sự phong phú về nhạc điệu, phong phú về vần, những phối âm trầm bổng nhịp nhàng nên dễ ngâm dễ thuộc và đặc biệt là ngôn ngữ thơ rất sinh động, sáng tạo. Một trong những yếu tố làm nên nét riêng đó của thơ Tố Hữu là nhà thơ đã đưa lớp từ ngữ địa phương vào trong thơ và sử dụng chúng có hiệu quả cao. Có thể nói từ ngữ địa phương trong thơ Tố Hữu được sử dụng như một biện pháp nghệ thuật và trở thành ngôn ngữ nghệ thuật. Điều này không phải nhà thơ nào cũng làm được. Cho nên nghiên cứu việc sử dụng từ ngữ địa phương trong thơ Tố Hữu sẽ góp phần hiểu rõ về quan điểm nghệ thuật và phong cách sáng tác của nhà thơ, giúp ta thấy được quy luật tương tác giữa từ địa phương và từ toàn dân, cũng như giá trị của từ địa phương đối với việc biểu hiện tư tưởng tình cảm của nhà thơ.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu một cách có hệ thống cách dùng từ địa phương trong các sáng tác văn chương nói chung vẫn chưa được chú ý đúng mức. Chính vì vậy mà người viết lựa chọn đề tài “Khảo sát việc sử dụng từ ngữ địa phương trong thơ Tố Hữu”.
2. Lịch sử vấn đề
Trong suốt thời gian qua, thơ Tố Hữu luôn là đối tượng nghiên cứu của các nhà nghiên cứu, phê bình trong và ngoài nước. Xuất phát từ những góc độ, khía cạnh tiếp cận khác nhau, các nhà nghiên cứu đều gặp gỡ và thống nhất trong đánh giá: Tố Hữu là một phong cách lớn trong sự phát triển của nền văn học dân tộc. Thơ ông không chỉ đặc sắc ở nội dung, tư tưởng mà còn có giá trị đặc sắc về nghệ thuật trên các phương diện về phong cách và ngôn
ngữ thơ. Chính vì thế, cho đến nay đã có rất nhiều công trình biên khảo chuyên sâu về thơ ông. Trong đó nổi bật nhất là ba công trình: Thơ Tố Hữu của Lê Đình Kị (1979), Thơ Tố Hữu, tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí của Nguyễn Văn Hạnh (1985), và Thi pháp thơ Tố Hữu của Trần Đình Sử (1987).
Nghiên cứu về thơ Tố Hữu từ phương diện ngôn ngữ đã có các công trình của tác giả như: “ Về cách dùng từ chỉ mầu sắc trong thơ Tố Hữu” của Lê Anh Hiền (Tạp chí Ngôn ngữ số 4- 1976 ), “Tính dân tộc hiện đại của ngôn từ thơ Tố Hữu” của Trần Đình Sử (Báo Văn nghệ số 36 – 1985), “ Nhạc điệu thơ Tố Hữu” của Nguyễn Trung Thu (Tạp chí văn học số 6 – 1968) và nhiều công trình khác. Đặc biệt, những nghiên cứu về việc sử dụng từ địa phương trong thơ ông thì chưa có nhiều tác giả quan tâm. Có thể kể: “Hiệu quả của việc dùng từ địa phương trong văn chương” của Phạm Văn Hảo (Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống số 3- 1998), “ Từ địa phương trong thơ Tố Hữu” của Hoàng Thanh Vân (Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên – 2000), “Bước đầu khảo sát vốn từ địa phương trong thơ Tố Hữu” của Hoàng Thị Hằng (Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn- 2006) Trong những người có nhận xét về từ ngữ địa phương, đáng chú ý hơn cả là ý kiến của Phó giáo sư Phạm Văn Hảo nhân đọc thơ Tố Hữu : “Nhiều khi từ ngữ địa phương được dùng không nhằm thể hiện không khí hay “phong vị quê hương” mà vì mục đích khai thác cái phong phú trong ý nghĩa của chúng Có thể dùng các từ địa phương cho các sáng tác bình thường bất kì ”[19, tr. 6].
Như vậy, có thể nói rằng việc nghiên cứu sự sử dụng từ địa phương trong thơ Tố Hữu là một vấn đề rất thú vị, hấp dẫn và có phần mới mẻ. Người viết luận văn này với hi vọng nghiên cứu việc sử dụng từ địa phương trong thơ ông một cách hệ thống có thể thể bổ sung hiệu quả và thiết thực vào công việc nghiên cứu phong cách nghệ thuật thơ của Tố Hữu.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng luận văn nghiên cứu là việc sử dụng lớp từ địa phương trong thơ Tố Hữu qua tư liệu nghiên cứu được thống kê trong các tập thơ Từ ấy, Việt Bắc, Gío lộng, Ra trận, Máu và hoa, Một tiếng đờn, Ta với ta và lời phát biểu trực tiếp hay gián tiếp của Tố Hữu về quan điểm nghệ thuật trong quá trình sáng tác thơ ca.
4. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài “Khảo sát việc sử dụng từ ngữ địa phương trong thơ Tố
Hữu” luận văn hướng vào những mục đích cụ thể sau:
- Bằng việc thống kê các từ địa phương được sử dụng trong thơ Tố Hữu, người viết khái quát bức tranh về từ địa phương được sử dụng trong thơ Tố Hữu về các vùng miền, về các lớp từ. Trên cơ sở đó, tác giả luận văn phân tích, nhận xét, đánh giá hiệu quả của việc sử dụng từ địa phương trong thơ Tố
Hữu.
- Người viết bước đầu tìm hiểu quan điểm nghệ thuật của Tố Hữu trong việc sử dụng ngôn ngữ nói chung và việc sử dụng từ ngữ địa phương cụ thể của ông nói riêng. Điều này có ích cho việc thưởng thức, nghiên cứu, giảng dạy thơ Tố Hữu nói riêng và thơ ca Việt Nam nói chung.
5. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện luận văn này tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp khảo sát thống kê: Dựa vào các tập thơ để khảo sát các từ ngữ địa phương sau đó đưa ra bảng thông kê các từ địa phương được sử dụng theo một số tiêu chí cần thiết.
- Phương pháp so sánh đối chiếu: Để thấy được hiệu quả của việc dùng từ địa phương trong thơ Tố Hữu, chúng ta so sánh ngôn ngữ thơ của ông với một số nhà thơ cùng thời theo chủ đề, đề tài như Xuân Diệu, Huy Cận.
- Phương pháp phân tích văn bản nghệ thuật được đặc biệt chú ý để tìm hiểu nội dung các văn bản và hiệu quả sử dụng các từ ngữ địa phương.
- Phương pháp phân tích diễn ngôn: nghiên cứu ngôn ngữ thơ trong mối quan hệ đa chiều với ngữ cảnh môi trường giao tiếp, tác giả, độc giả.
Ngoài ra, người viết còn sử dụng một số phương pháp, thủ pháp bổ trợ khác nữa khi cần thiết như phương pháp khái quát tổng hợp, mô hình hoá
6. Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn
Ý nghĩa lí luận:
Người viết thực hiện đề tài này đề cập đến một lớp từ được sử dụng trong ngôn ngữ nghệ thuật, qua đó góp phần tìm hiểu phong cách nghệ thuật ngôn ngữ thơ nói chung và phong cách nghệ thuật ngôn ngữ của từng tác giả nói riêng.
Ý nghĩa thực tiễn:
Đề tài làm sáng rõ về ngôn ngữ nghệ thuật thơ Tố Hữu: đó là sử dụng ngôn ngữ đời thường, sử dụng lời nói, lời đối thoại hàng ngày vào trong ngôn ngữ nghệ thuật một cách khéo léo vừa phải, hợp lí sẽ mang hiệu quả nghệ thuật cao. Qua việc tìm hiểu đó thấy được quan điểm nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của ông trong thơ.
Đề tài nghiên cứu này sẽ có đóng góp nhất định trong việc giảng dạy tác phẩm văn học trong nhà trường nhất là ở bậc phổ thông.
7. Bố cục luận văn
- Phần Mở đầu.
- Phần Nội dung gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và những vấn đề có liên quan.
Chương 2: Việc sử dụng từ ngữ địa phương trong thơ Tố Hữu.
Chương 3: Quan điểm nghệ thuật của Tố Hữu trong việc sử dụng từ ngữ địa phương.
MỤC LỤC
CHÚ THÍCH: .3
PHẦN MỞ ĐẦU .4
1. Lí do chọn đề tài 4
2. Lịch sử vấn đề 5
3. Đối tượng ngiên cứu 6
4. Mục đích nghiên cứu .7
5. Phương pháp nghiên cứu 7
6. Ý thực tiễn và ý nghĩa khoa học 8
7. Bố cục luận văn .8
CHưƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN
9
1.1. Cuộc đời và sự nghiệp thơ Tố Hữu . 9
1.1.1.Vài nét về cuộc đời Tố Hữu .9
1.1.2. Khái quát về sự nghiệp thơ Tố Hữu . 10
1.2. Khái quát về phương ngữ tiếng Việt .13
1.2.1. Khái niệm phương ngữ . .13
1.2.2. Đặc điểm phương ngữ tiếng Việt . 14
1.2.2.1. Đặc điểm về ngữ âm . 14
1.2.2.2. Đặc điểm về từ vựng và ngữ nghĩa . 15
1.2.2.3. Đặc điểm về ngữ pháp . .18
1.3. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật 20
1.3.1. Ngôn ngữ nghệ thuật .20
1.3.2. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật .21
1.3.2.1. Tính hình tượng 21
1.3.2.2. Tính truyền cảm .23
1.3.2.3. Tính cá thể hoá .24
CHưƠNG 2: VIỆC DÙNG TỪ ĐỊA PHưƠNG TRONG THƠ TỐ HỮU .
27
2.1. Khái niệm từ ngữ địa phương .27
2.2. Thống kê phân tích các từ ngữ địa phương được sử dụng trong thơ
Tố Hữu 28
2.2.1. Bảng thống kê chung . 28
2.2.2. Từ ngữ địa phương trong từng tập thơ .29
2.2.3. Khảo sát phân tích . 30
2.2.3.1. Số lượng, tần số xuất hiện của các từ ngữ địa phương . 30
2.2.3.2. Từ ngữ địa phương sử dụng theo vùng 34
2.2.3.3. Phân nhóm từ ngữ địa phương theo từ loại .35
2.2.3.4. Đề tài, thời gian, không gian với vấn đề sử dụng từ ngữ địa phương .46
2.2.3.5. Các lớp từ . .49
2.3. Tiểu kết . 57
CHưƠNG 3: QUAN ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA TỐ HỮU TRONG VIỆC SỬ DỤNG TỪ NGỮ ĐỊA PHưƠNG .58
3.1. Quan điểm về thơ và ngôn ngữ thơ của Tố Hữu . 58
3.2. Về cách dùng từ ngữ địa phương trong thơ Tố Hữu .66
3.2.1. Ba nguyên tắc sử dụng từ ngữ địa phương . .66
3.2.1.1. Tố Hữu dùng từ ngữ địa phương khi viết về địa phương .66
3.2.1.2. Sử dụng từ ngữ địa phương khi tác giả là người ở địa phương
. 71
3.2.1.3. Từ ngữ địa phương với yêu cầu của ngôn ngữ nghệ thuật .72
3.2.2. Lựa chọn từ ngữ “đắc địa” . 74
3.3. Hiệu quả của việc sử dụng từ ngữ địa phương trong thơ Tố
Hữu. 76
3.4. So sánh với ngôn ngữ thơ Xuân Diệu, Huy Cận .87
3.5. Tiểu kết .89
KẾT LUẬN . .90
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 92
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 795
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 668
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 1171
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 1047
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 132
👁 Lượt xem: 694
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 138
👁 Lượt xem: 549
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 138
👁 Lượt xem: 497
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 956
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 159
👁 Lượt xem: 414
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 126
👁 Lượt xem: 1492
⬇ Lượt tải: 17