Mã tài liệu: 89906
Số trang: 9
Định dạng: docx
Dung lượng file: 95 Kb
Chuyên mục: Văn học
“Có những tác phẩm văn học thiên tài, kết tinh văn hoá tinh thần của một đất nước, phô bày vẻ đẹp của một thứ tiếng, biểu hiện tài hoà của một dân tộc. Chúng chẳng những trở thành niềm đam mê tự hào của dân tộc đó, mà còn là chiếc cầu nối đem lại bao nhiêu tình yêu và lòng kính trọng của các dân tộc khác...”.Truyện Kiều là một tác phẩm như vậy. Giá trị của Truyện Kiều trước hết là giá trị sáng tạo văn hoá, văn chương tuyệt đỉnh. Với một sức sống mãnh liệt, như một kiệt tác bất hủ, nó đã ăn sâu và nếp nghĩ, nếp cảm của biết bao thế hệ người dân Việt Nam.
Đã có biết bao nhiêu tác giả với rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học về Truyện Kiều. Tuy nhiên, những công trình mang cái nhìn tổng thể về thi pháp học Truyện Kiều thi chưa có ai làm được. Với tên gọi “Thi pháp học Truyện Kiều”, Giáo sư Trần Đình Sử gọi cuốn sách của mình là một “chuyên luận”. Theo tôi, đó chỉ là sự khiêm tốn của một tầm vóc trí tuệ, của một nhà nghiên cứu khoa học. “Thi pháp Truyện Kiều” xứng đáng là một “công trình nghiên cứu khoa học tầm cỡ”. Với một cái nhìn khác biệt, tác giả đã tìm ra một con đường mới, phá vỡ lối mòn mà nhiều tác giả, tác phẩm đã đi qua. Và như vậy, trong lúc công việc nhận diện Truyện Kiều của tác giả Nguyễn Du với Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm tài nhân còn nhiều vấn đề chưa rõ. Đặc biệt, một tác phẩm được sáng tác trên cơ sở của một tác phẩm của một tác giả nước ngoài như Truyện Kiều thì việc làm sáng tỏ sự sáng tạo “tài tình, tuyệt đỉnh, hơn người” của đại thi hào Nguyễn Du là một vịêc làm đặc biệt có ý nghĩa đối với nhiều nhà nghiên cứu và độc giả.
Như chúng ta đã biết, các công trình nghiên cứu có hiệu quả bao giờ cũng gợi ý cho người đi sau tìm tòi hiểu biết sâu sắc hơn về những vấn đề có liên quan. Công trình nghiên cứu “Thi pháp Truyện Kiều” của Giáo sư Trần Đình Sử là một công trình lớn, nghiên cứu sâu rộng, bao quát nhiều vấn đề, phân tích nhiều khía cạnh. Vì vậy, trong điều kiện cho phép, tôi không thể đánh giá hết toàn bộ cuốn sách. Một trong những vấn đề gợi ra nhiều suy nghĩ trong quá trình nghiên cứu cuốn sách là “Thời gian nghệ thuật trong Truyện Kiều”. Tôi xin mạnh dạn đưa ra quan điểm của mình.
Thời gian nghệ thuật trong truyện Kiều là một vấn đề được Giáo sư nghiên cứu khá sớm (từ năm 1981). Đến nay, vấn đề này, chưa có một tác giả nào có một cái nhìn sâu sắc như vậy. Mục đích của việc chọn đề tài “Ngôn từ và thi pháp trong Thời gian nghệ thuật trong Truyện Kiều của Giáo sư Trần Đình Sử” là nhằm mô tả lại phương pháp nghiên cứu Thời gian nghệ thuật trong Truyện Kiều của Giáo sư. Từ đó rút ra những bài học, những quy luật, phương pháp nghiên cứu thi pháp cho bản thân và vận dụng vào quá trình nghiên cứu, giảng dạy văn học.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 631
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 5205
⬇ Lượt tải: 52
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 1073
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 4097
⬇ Lượt tải: 33
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 947
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 1488
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 1062
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 1319
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 134
👁 Lượt xem: 1247
⬇ Lượt tải: 25
📎 Số trang: 121
👁 Lượt xem: 760
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 513
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 132
👁 Lượt xem: 657
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 714
⬇ Lượt tải: 18