Mã tài liệu: 245388
Số trang: 5
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 255 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
NHÂN VẬT TRỮ TÌNH TRONG CA DAO
RESEARCHING THE LYRICAL CHARACTERS IN VIETNAMESE ECLOGUE
SVTH: TRẦN THỊ THANH
Lớp : 05CVH2, Trường Đại học Sư phạm
GVHD: TS. LÊ ĐỨC LUẬN
Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm
TÓM TẮT
Ca dao là tấm gương trung thực về cuộc sống muôn màu, muôn vẻ của nhân dân lao động,
trong đó ca dao trữ tình là một thiên tình ca muôn điệu biểu hiện rõ nhất trong đó là hệ thống
nhân vật trữ tình gồm cả nhân vật trữ tình hiển ngôn và biểu tượng. Đặc trưng là hai vai giao
tiếp nam – nữ, được biểu hiện trong các mối quan hệ: gia đình, bạn bè, tình yêu nhưng
phong phú và hấp dẫn nhất vẫn là tình yêu đôi lứa. Nhân vật trữ tình hiển ngôn là hình tượng
con người trực tiếp thổ lộ tình cảm, tâm trạng, suy nghĩ, cảm xúc trong lời ca, cách xưng hô
biểu hiện các trạng thái tình cảm khác nhau. Nhân vật trữ tình biểu tượng là con người mượn
các biểu tượng có trong các hiện tượng tự nhiên và các vật thể nhân tạo, để bộc bạch những
tâm sự, tình cảm, tình yêu. Qua bài viết, chúng ta thấy được thế giới chủ quan đời sống tinh
thần, ước mơ tình cảm và nguyện vọng của nhân dân lao động ngày xưa.
SUMARY
Vietnamese folk verses is a faithful mirror reflecting the colorful life of working people. Among
them, lyrical eclogue is a melodious endless song about love. The most clearly transmitted
thing in it is the lyrical character system, including direct and iconic characters. The specific
point is the two communicating parts - male and females – in the relationships of families,
friends, couples . But the most diverse and interesting relationship is love. The direct lyrical
characters are the image of people showing the emotions, moods, thoughts in the words and
vocatives reflect many status of the emotion. Meanwhile, the iconic characters are the symbols
borrowed from nature and artificial things which transmitting emotions and love. From this
research we can understand the subjective world, the spiritual life, emotions, wishes and
hopes, of people in the past.
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ca dao Việt Nam phản ánh lịch sử xã hội Việt Nam, nó được coi như là một kho tài liệu
phong phú về phong tục, tập quán trong các lĩnh vực sinh hoạt vật chất và tinh thần của nhân
dân lao động. Đó là tiếng hát trữ tình của con người, là tiếng hát của tình yêu trong mọi khó
khăn vui buồn của cuộc sống.
Nhân vật trữ tình trong ca dao bao gồm nhân vật trữ tình hiển ngôn và biểu tượng, được
biểu hiện trong các mối quan hệ, nhưng phong phú và hấp dẫn nhất vẫn là tình yêu đôi lứa.
Đề tài đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu tham gia và tìm hiểu. Tôi cũng là một thành viên
nhỏ đang ấp ủ mong muốn tìm hiểu một khía cạnh của ca dao trữ tình, để từ đó tôi có thể hiểu
biết và học hỏi những điều hay lẽ phải trong kho vàng ngọc của Việt Nam. Đó là lí do tôi chọn
nghiên cứu đề tài “nhân vật trữ tình trong ca dao”
2. Lịch sử vấn đề
Đã có nhiều nhà nghiên cứu về ca dao Việt Nam với quy mô lớn như:Nguyễn Xuân
Kính, Vũ Ngọc Phan, Vũ Dung, Vũ Thị Thu Hương, Mã Giang Lân, Triều Nguyên, Phạm Thị
Thu Yến, Nguyễn Tấn Phát - Trần Tấn Vinh
Một số công trình nghiên cứu liên quan đến nhân vật trữ tình : Cấu trúc ca dao trữ tình
người Việt (Lê Đức Luận), thử đề xuất một số cấu trúc lời ca trữ tình người Việt (Lê Đức
Luận), lối đối đáp trong ca dao trữ tình (Cao Huy Đỉnh).Và rải rác một số công trình của các
tác giả như: Phương Thu, Trương Thị Nhàn, Phan Đăng Nhật .Cho đến thời điểm hiện nay
thì tôi vẫn chưa tìm được một công trình nghiên cứu cụ thể và chính xác nào viết về nhân vật
trữ tình trong ca dao. Trên đây là những công trình tôi tìm hiểu được liên quan đến đề tài.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Nghiên cứu “nhân vật trữ tình” trong ca dao Việt Nam mà đặc trưng là hai vai
giao tiếp nam - nữ
Phạm vi: Tập trung đi sâu nghiên cứu nhân vật trữ tình trong ca dao. Phạm vi khảo sát là
ca dao trữ tình người Việt.
4. Mục đích nghiên cứu
Để thấy rõ được biểu hiện của các vai giao tiếp nam- nữ, đồng thời giúp tôi hiểu biết
được thế giới chủ quan, đời sống tinh thần, ước mơ tình cảm và nguyện vọng của nhân dân
lao động ngày xưa.
5. Phương pháp nghiên cứu
Thống kê, so sánh và đối chiếu, phân tích, tổng hợp.
6. Giá trị khoa học và thực tiễn
Đề tài góp phần vào việc phân tích, bình giảng, đánh giá nhân vật trữ tình trong ca dao,
đồng thời phát hiện được những cái mới mẻ của nhân vật trữ tình trong ca dao người Việt. Đề
tài góp phần hữu ích cho việc học tập và nghiên cứu về ca dao trữ tình Việt Nam.
7. Cấu trúc đề tài
Đề tài tôi nghiên cứu gồm ba phần, ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài
có hai chương chính:
Chương 1: Những vấn đề chung
Chương 2: Nhân vật trữ tình trong ca da
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 812
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 350
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 276
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 1878
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 1213
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 494
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 196
👁 Lượt xem: 770
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 398
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 404
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem