Mã tài liệu: 257620
Số trang: 130
Định dạng: doc
Dung lượng file: 1,552 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trong thời đại ngày nay, chiến lược phát triển nhanh, bền vững nhất đối với mỗi quốc gia đó là chú trọng hàng đầu của chính phủ đến công tác đổi mới hệ thống Giáo dục – Đào tạo, đầu tư, quan tâm đến giáo dục, tạo tiền đề quan trọng cho việc phát triển nguồn nhân lực, nhân tài cho đất nước. Việt Nam trong giai đoạn hiện nay với tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá diễn ra nhanh, mạnh, có phạm vi ảnh hưởng rộng lớn trên cả nước, trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó, Đảng và Nhà nước ta hết sức chú trọng phát triển giáo dục đào tạo, coi "giáo dục là quốc sách hàng đầu". Đại hội X của Đảng cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định: " Giáo dục và Đào tạo cùng khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu". Phát triển giáo dục là nền tảng, nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.
Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của ban Bí thư Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam nêu rõ: "Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề nhà giáo, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước". [4, tr1]
Một trong các yếu tố quyết định cho sự thành công của giáo dục là đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục. Cán bộ quản lý giáo dục có vai trò quyết định đến chất lượng và hiệu quả giáo dục của mỗi nhà trường, mỗi cơ sở giáo dục.
Trải qua hơn nửa thế kỷ xây dựng và phát triển, đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục nước ta được xây dựng ngày càng đông đảo, phần lớn có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức trong sáng và lối sống lành mạnh, trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngày càng nâng cao. Đã góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng nước ta.
Tuy nhiên, trước những yêu cầu mới của sự nghiệp phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục còn bộc lộ những hạn chế, bất cập. Số lượng giáo viên còn thiếu nhiều, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa. Đội ngũ CBQL còn thiếu so với nhu cầu, số lượng CBQL có trình độ chuyên môn, trình độ quản lý tốt còn ít, tính chuyên nghiệp của đội ngũ CBQL chưa cao, đặc biệt trong tham mưu, xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện.v.v.
Nhận thức rõ vị trí, tầm quan trọng của cán bộ và công tác cán bộ, trong những năm qua Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Hạ Hoà tỉnh Phú Thọ luôn bám sát đường lối công tác cán bộ của Đảng, có sự vận dụng sáng tạo phù hợp với thực tiễn địa phương. Mặc dù, công tác xây dựng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, nhưng nhìn chung đội ngũ cán bộ quản lý trường Tiểu học huyện Hạ Hoà hiện nay xét về số lượng, cơ cấu và chất lượng chưa đáp ứng tốt yêu cầu ngày càng cao của giáo dục và nhiệm vụ đặt ra trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vì vậy, vấn đề phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Hạ Hoà tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay là rất quan trọng đối với ngành Giáo dục – Đào tạo huyện nhà. Chính vì những lý do nêu trên nên tôi chọn đề tài nghiên cứu “Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường Tiểu học huyện Hạ Hoà tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2020”.
2. Mục đích nghiên cứu.
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn, đề xuất một số biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường Tiểu học huyện Hạ Hoà tỉnh Phú Thọ nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, phù hợp với tình hình phát triển giáo dục Tiểu học ở địa phương, đáp ứng yêu cầu của giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.
3.1. Khách thể nghiên cứu:
Đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học.
3.2. Đối tượng nghiên cứu:
Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường Tiểu học huyện Hạ Hoà tỉnh Phú Thọ.
4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu.
4.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường Tiểu học.
4.2. Giới hạn địa bàn nghiên cứu:
Các trường Tiểu học thuộc huyện Hạ Hoà tỉnh Phú Thọ.
4.3 Giới hạn về khách thể điều tra:
- Thành phần: Đội ngũ cán bộ quản lý trường Tiểu học bao gồm: Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng.
- Số lượng: 68 Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng.
5. Giả thuyết khoa học.
Đội ngũ CBQL trường Tiểu học sẽ phát triển cân đối và đồng bộ, đáp ứng được sự phát triển của giáo dục và đào tạo nói chung và của giáo dục Tiểu học nói riêng, nếu đội ngũ cán bộ quản lý trường Tiểu học được phát triển trên cơ sở một hệ thống các biện pháp có căn cứ khoa học và phù hợp với thực tiễn.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu.
6.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài.
6.2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của đề tài.
6.3 Đề xuất một số biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường Tiểu học huyện Hạ Hoà tỉnh Phú Thọ nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
7. Phương pháp nghiên cứu.
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận.
Nghiên cứu các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Ngành giáo dục và các tài liệu khoa học có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động quản lý của các Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học thuộc địa bàn nghiên cứu.
- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo, chuyên viên phòng giáo dục; điều tra bằng phiếu hỏi đối với Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng và một số giáo viên các trường Tiểu học huyện Hạ Hoà tỉnh Phú Thọ.
- Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến các chuyên gia về công tác tổ chức cán bộ và các nhà nghiên cứu về quản lý giáo dục bậc Tiểu học.
- Phương pháp điều tra, khảo sát
7.3 Phương pháp thống kê toán học: Dùng để xử lý các kết quả nghiên cứu.
8. Cấu trúc luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục các tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn có 3 chương với nội dung như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học.
Chương 2: Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý và công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Hạ Hoà tỉnh Phú Thọ.
Chương 3: Một số biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường Tiểu học huyện Hạ Hoà tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2020
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 503
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 124
👁 Lượt xem: 698
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 123
👁 Lượt xem: 507
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 435
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 462
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 341
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 123
👁 Lượt xem: 535
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 453
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 767
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 332
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 119
👁 Lượt xem: 550
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 592
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 130
👁 Lượt xem: 509
⬇ Lượt tải: 18