Mã tài liệu: 257609
Số trang: 101
Định dạng: doc
Dung lượng file: 957 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Đảng ta khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng nhất thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện tiên quyết để phát triển nguồn lực con người, yêu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”, thông qua việc đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo: đổi mới cơ cấu tổ chức, nội dung, phương pháp dạy học theo hướng “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá”, phát huy tính sáng tạo, khả năng vận dụng, thực hành của người học, phát triển nguồn nhân lực, chấn hưng giáo dục Việt Nam, trong đó đội ngũ giáo viên đóng vai trò then chốt quyết định chất lượng đào tạo. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Nhiệm vụ giáo dục rất quan trọng và vẻ vang, vì nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục”. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 BCH TW Đảng khoá VIII đã khẳng định“Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh”.
Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư đã đề ra mục tiêu: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo thông qua việc quản lí, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”.
Thời gian qua, được sự quan tâm, chỉ đạo, lãnh đạo kịp thời của các cấp, các ngành và chính quyền địa phương, các trường THPT ngoài công lập trên địa bàn Thị xã Phú Thọ đã có nhiều cố gắng về mọi mặt, đưa sự nghiệp giáo dục và đào tạo của Thị xã từng bước nâng lên, góp phần đào tạo nguồn nhân lực lao động cho địa phương và công tác phổ cập bậc THPT. Song chất lượng giáo dục vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội, một trong những nguyên nhân đó là đội ngũ giáo viên còn thiếu về số lượng, không đồng bộ về cơ cấu, loại hình hợp đồng lao động, hạn chế về năng lực chuyên môn, kinh nghiệm giảng dạy, thiếu tính ổn định và khả năng thích ứng với nền kinh tế thị trường cũng như đặc thù của các trường ngoài công lập.
Xuất phát từ những lí do trên và qua thời gian học tập, qua thực tiễn trong công tác quản lí giáo dục của mình tôi chọn đề tài: “Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng các trường THPT ngoài công lập Thị xã Phú Thọ tỉnh Phú Thọ ” làm luận văn thạc sĩ khoa học chuyên ngành Quản lí giáo dục.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng trường THPT ngoài công lập nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển của các trường THPT ngoài công lập Thị xã Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay.
3. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng các trường THPT ngoài công lập Thị xã Phú Thọ.
3.2. Khách thể nghiên cứu:
Đội ngũ giáo viên các trường THPT ngoài công lập Thị xã Phú Thọ.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài:
4.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu:
Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng các trường THPT ngoài công lập Thị xã Phú Thọ.
4.2. Giới hạn địa bàn nghiên cứu:
Các trường THPT ngoài công lập Thị xã Phú Thọ tỉnh Phú Thọ (02 trường)
4.3. Giới hạn về khách thể điều tra:
- Thành phần: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn và giáo viên các trường THPT ngoài công lập Thị xã Phú Thọ.
- Số liệu nghiên cứu: năm học 2008 - 2009, 2009 – 2010 và 2010 – 2011.
5. Giả thuyết khoa học:
Nếu đề xuất và áp dụng các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng các trường THPT ngoài công lập Thị xã Phú Thọ phù hợp với tình hình thực tế địa phương, thì đội ngũ giáo viên các trường sẽ phát triển cân đối và toàn diện, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của các trường THPT ngoài công lập.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu:
6.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận phát triển đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng các trường THPT ngoài công lập.
6.2. Phân tích thực trạng quản lí phát triển đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng các trường THPT ngoài công lập Thị xã Phú Thọ.
6.3. Đề xuất biện phát triển đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng các trường THPT ngoài công lập Thị xã Phú Thọ.
7. Phương pháp nghiên cứu:
7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận:
7.1.1. Sưu tầm sách, tư liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
7.1.2. Phân tích, tổng hợp các tài liệu để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài, nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài; lựa chọn những khái niệm, luận điểm cơ bản làm cơ sở lý luận cho đề tài, hình thành giả thuyết khoa học, dự đoán những thuộc tính của đối tượng nghiên cứu; tổng hợp các tài liệu để giúp cho việc xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
7.2.1. Phương pháp điều tra xã hội học.
7.2.2. Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm.
7.3. Nhóm phương pháp hỗ trợ khác:
7.3.1. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học. Sử dụng các công thức toán thống kê để xử lý kết quả, khảo sát tỉ lệ trung bình, tỉ lệ % .
7.3.2. Phương pháp khảo nghiệm nhận thức của cán bộ lãnh đạo, quản lý và giáo viên về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên.
8. Những đóng góp mới của luận văn:
Luận văn đi sâu nghiên cứu cơ sở lý luận và biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng các trường THPT ngoài công lập. Đây là một trong những vấn đề đang được quan tâm của bậc học phổ thông nói chung và của tỉnh Phú Thọ nói riêng trong giai đoạn hiện nay
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 130
👁 Lượt xem: 509
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 226
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 423
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 398
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 110
👁 Lượt xem: 607
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 438
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 258
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 1198
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 440
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 342
⬇ Lượt tải: 16