Mã tài liệu: 86963
Số trang: 89
Định dạng: docx
Dung lượng file: 2,836 Kb
Chuyên mục: Sư phạm kỹ thuật
Cả nhân loại bước sang thế kỉ thứ XXI, một nền văn minh mới “Nền văn minh hậu công nghiệp”. Xã hội có được sự thay đổi to lớn này là do: Có sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật. Sự phát triển đó đã ảnh hưởng lên tất cả các mặt văn hoá- kinh tế- chính trị trong đó có giáo dục. Giáo dục đóng một vai trò lớn trong việc phát huy tiềm năng trí tuệ, năng lực sáng tạo của con người Việt Nam, là động lực quan trọng để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đưa nước ta tiến lên, vững vàng hội nhập kinh tế quốc tế và sánh vai cùng các cường quốc trên thế giới.
Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, nhu cầu của thực tiễn xã hội đòi hỏi con người lao động mới phải là con người có năng lực tri thức (năng lực trí tuệ), năng lực giải quyết vấn đề trong môi trường sống luôn biến động. Vì vậy giáo dục nước nhà cần phải có sự đổi mới cả về nội dung và phương pháp giảng dạy, nhà trường phải tổ chức hoạt động dạy và học như thế nào để sau khi ra trường học sinh có khả năng tự học, tự thích nghi với hoàn cảnh mới, muốn vậy phải đạt mục tiêu “ giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ, các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách, trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc” (Điều 27- Luật Giáo dục của quốc hội nước CHXHCN Việt Nam số 38/2005/ QH 10 ngày 14- 6- 05).
Để đạt mục tiêu đó, ngành giáo dục kết hợp với cấp uỷ, chính quyền tích cực thực hiện các biện pháp phát triển giáo dục. Ngành luôn chú trọng thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện đổi mới chương trình nội dung sách giáo khoa, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Tuy nhiên thực tế cho thấy việc thực hiện mục tiêu trên là chưa hiệu quả, đặc biệt là môn Công nghệ ở các trường phổ thông. Do nhiều nguyên nhân khác nhau cả chủ quan lẫn khách quan nên việc học tập môn Công nghệ của học sinh vẫn thiên về lí thuyết, học sinh ít được trực tiếp tham gia vào các hoạt động thực hành, thực nghiệm, sử dụng và làm quen với qui trình sản xuất kĩ thuật cụ thể, ít được tiếp xúc với các thiết bị kĩ thuật, chưa được tham gia vào lao động sản xuất thực tế. Vì vậy học sinh không hứng thú học tập, khả năng tư duy, năng lực vận dụng kiến thức kĩ thuật vào thực tiễn để giải quyết các vấn đề kĩ thuật còn yếu.
Kết cấu đề tài:
Phần I: Mở đầu.
Phần II: Nội dung
Chương I: Cơ sở lí luận và thực tiễn
Chương II: Khai thác kiến thức vật lí trong dạy học phần kĩ thuật điện môn công nghệ 12 THPT.
Chương III: Thực nghiệm sư phạm.
Phần III: Kết luận và một số kiến nghị
Phần II: Nội dung
Chương I: Cơ sở lí luận và thực tiễn
Chương II: Khai thác kiến thức vật lí trong dạy học phần kĩ thuật điện môn công nghệ 12 THPT.
Chương III: Thực nghiệm sư phạm.
Phần III: Kết luận và một số kiến nghị
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 712
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 828
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 195
👁 Lượt xem: 409
⬇ Lượt tải: 2
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 627
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 780
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 1666
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 160
👁 Lượt xem: 743
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 129
👁 Lượt xem: 1156
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 126
👁 Lượt xem: 4474
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 727
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 951
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 1164
⬇ Lượt tải: 16