Mã tài liệu: 296881
Số trang: 49
Định dạng: rar
Dung lượng file: 13,868 Kb
Chuyên mục: Nông Lâm nghiệp
Collagen là loại protein cấu trúc trong cơ thể động vật. Nó được phân bố trong các bộ phận như da, cơ, gân, sụn, dây chằng xương và răng... Collagen là một loại protein chiếm tới 25% lượng protein trong cơ thể người, có chức năng chính là kết nối các mô trong cơ thể lại với nhau. Ví dụ như các sợi collagen chiếm chủ yếu trong sợi dây chằng, ảnh hưởng đến khả năng nén ở các khớp sụn và tính linh động của mạch máu và da. Nó được coi như là một chất keo dính các bộ phận trong cơ thể con người thành một khối hoàn chỉnh, nếu không có collagen cơ thể người chỉ là các phần rời rạc. Chỉ riêng điều này cũng đủ chỉ ra tầm quan trọng của collagen với sự sống của con người. Trong thành phần của da, ở lớp bì chứa rất nhiều collagen tạo ra một hệ thống nâng đỡ, hỗ trợ cho các đặc tính cơ học của da như sức căng, độ đàn hồi, duy trì độ ẩm... Tùy theo từng độ tuổi, điều kiện sống, tác nhân môi trường, da có thể bị lão hóa hoặc tổn thương, sợi collagen mất dần tính đàn hồi và săn chắc do cấu trúc collagen bị phá vỡ.
Đối với da, collagen chiếm khoảng 70% cấu trúc da và được phân bố chủ yếu ở lớp hạ bì của da (hình 1-1). Nó đóng vai trò kết nối tế bào, kích thích quá trình trao đổi chất, tạo độ đàn hồi cho da. Sự suy giảm về số lượng và chất lượng collagen sẽ dẫn đến hậu quả lão hóa của cơ thể mà sự thay đổi trên làn da, khuôn mặt là dấu hiệu dễ nhận biết nhất: làn da bị khô, nhăn nheo bắt đầu từ các đường nhăn mảnh trên khóe mắt, khóe miệng, lâu dần thành nếp nhăn sâu, các đường nét khuôn mặt bị chùng nhão và chảy sệ. Chính vì vậy mà collagen đóng vai trò là một trong những chất quan trọng hàng đầu của ngành thẩm mỹ, đặc biệt là chăm sóc da, phẫu thuật thẩm mỹ, phẫu thuật bỏng...
-------------------------------
MỤC LỤC
1. Tổng quan về collagen
2. Các loại collagen và cấu tạo của chúng
3. Thành phần các acid amin có trong collagen
4. Tính chất của collagen
4.1 Tác dụng với nước
4.2 Tác dụng với acid, kiềm
4.3 Các tính chất khác của collagen
4.3.1 Khả năng tạo nhũ tương
4.3.2 Khả năng hòa tan
4.3.3 Sự biến tính
4.3.4 Tính kị nước
4.3.5 Tính chất của dung dịch keo
4.3.6 Tính chất điện ly lưỡng tính
5. Các nguồn nguyên liệu có chứa collagen
6. Quy trình công nghệ của trích ly collagen từ da cá tra
6.1 Phương pháp hóa học
6.2 Phương pháp dùng enzyme
7. Các ứng dụng của collagen
7.1 Trong công nghiệp thực phẩm
7.2 Trong mỹ phẩm
7.3 Trong y học và dược phẩm
8. Thành tựu
8.1 Nghiên cứu trích ly collagen bằng enzyme collagenase kết hợp với acid
8.1.1 Mở đầu
8.1.2 Cách tiến hành
8.1.3 Kết quả
8.1.4 Kết luận
8.2 Nghiên cứu ứng dụng của collagen trong lĩnh vực y khoa: Tổng hợp polymer-collagen
hydrogel để làm chất tải thuốc và dùng trong công nghệ mô
8.2.1 Mở đầu
8.2.2 Giới thiệu
8.2.3 Tổng quan
8.2.4 Tổng hợp hydrogel
8.2.5 Kết quả
8.2.6 Bàn luận
8.2.7 Kết luận
TÀI LIỆU THAM KHẢO
------------------------------------------------
GVHD: ThS Nguyễn Thị Hiền
SVTH: Trường ĐHBK TPHCM
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 887
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 525
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 3736
⬇ Lượt tải: 37
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 1244
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 1128
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 582
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 721
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 463
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 456
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem