Mã tài liệu: 243578
Số trang: 78
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 2,649 Kb
Chuyên mục: Nông Lâm nghiệp
Đặt vấn đề
Quản lý nhà nước đối với đất đai là một hoạt động không thể thiếu được đối
với mỗi quốc gia. Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, đất đai được sử dụng
vào các mục đích khác nhau như: sản xuất kinh doanh, an ninh quốc phòng, sản
xuất nông, lâm nghiệp, làm nhà ở . Việc gia tăng dân số, tốc độ đô thị hoá nhanh
làm cho quỹ đất quốc gia bị biến động. Vậy, làm thế nào để quản lý đất đai hiệu quả
và chặt chẽ nhất nhằm bảo vệ quyền sở hữu của nhà nước đối với đất đai?. Đây là
câu hỏi đặt ra cho các cấp chính quyền mà trực tiếp là các nhà quản lý đất đai.
Trong những năm trước đây, công tác quản lý đất đai của nước ta chưa được
coi trọng, gần như bị lãng quên, gây ra nhiều tiêu cực xã hội ảnh hưởng lớn đến đời
sống nhân dân. Mặt khác, trong cơ chế thị trường, mấy năm gần đây sự tồn tại
khách quan của nhiều thành phần kinh tế kéo theo sự đa dạng của các mối quan hệ
trong quản lý và sử dụng đất.
Để có sự quản lý chặt chẽ, sử dụng hợp lý tiết kiệm nguồn tài nguyên vô giá
này, việc đổi mới công tác quản lý đất đai là rất cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước với mục tiêu
dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đòi hỏi các thông tin phải
chính xác, nhanh chóng và kịp thời nên việc ứng dụng các phương pháp làm bản đồ
truyền thống không còn phù hợp và một bộ công cụ làm bản đồ mới ra đời, đáp ứng
được các nhu cầu trên. Đó là hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information
Systems), viết tắt là GIS. Hệ thống này có các chức năng cơ bản là tự động tìm
kiếm, thu thập và quản lý thông tin theo ý muốn, đặc biệt có khả năng chuẩn hoá và
biểu thị các số liệu không gian từ thế giới thực tại phục vụ cho các mục đích khác
nhau trong sản xuất và trong nghiên cứu khoa học , .
Sự ra đời của Hệ thống thông tin địa lý (GIS) là một bước tiến hết sức to lớn
trên con đường đưa các ý tưởng và kết quả nghiên cứu địa lý, cách tiếp cận hệ thống
theo quan điểm địa lý học hiện đại vào cuộc sống. Ngày nay, GIS được ứng dụng ở
rất nhiều lĩnh vực khác nhau có liên quan đến địa lý như: thành lập bản đồ, phân
tích dữ liệu không gian đánh giá tài nguyên đất, xây dựng, quy hoạch đô thị và nông
thôn . GIS được sử dụng trong rất nhiều ngành kỹ thuật trong đó có ngành địa
chính. Khoa học công nghệ của ngành địa chính tập trung chủ yếu vào ba lĩnh vực
là: công nghệ thu thập thông tin, công nghệ xử lý thông tin và quản lý thông tin. Với
tình trạng biến động đất đai như hiện nay, việc quản lý đất đai bằng sổ sách và bằng
bản đồ giấy không thể đáp ứng được nhu cầu cập nhật những thông tin về biến động
đất đai một cách kịp thời. Công tác xây dựng và chỉnh lý bản đồ hiện trạng sử dụng
đất là một hoạt động lớn của ngành địa chính. Nó đòi hỏi có sự phối hợp đồng bộ và
nỗ lực to lớn của tất cả các cấp quản lý cũng như nghiệp vụ kỹ thuật trong toàn
ngành. Để đưa hoạt động chỉnh lý và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất ở tất
cả các cấp theo định kỳ hàng năm và 5 năm vào nề nếp, việc đưa công nghệ thông
tin vào trong công tác xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất là điều cần thiết, nó
đáp ứng được tính cấp thiết và độ chính xác mà trong công tác quản lý đất đai đòi
hỏi.
Để giải quyết yêu cầu của thực tiễn nói trên chúng tôi tiến hành đề tài "ứng
dụng hệ thông tin địa lý trong thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất", nhằm
đáp ứng được phần nào nhu cầu của công tác quản lý nhà nước về đất đai.
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được lập ra nhằm mục đích thể hiện kết quả
thống kê, kiểm kê đất đai lên bản vẽ, xây dựng tài liệu cơ bản phục vụ quản lý lãnh
thổ, quản lý đất đai, đồng thời là tài liệu phục vụ xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất và kiểm tra việc thực hiện quy hoạch đất đã được phê duyệt của các địa
phương và các ngành kinh tế. Điều đặc biệt và cần thiết hơn nữa đó là bản đồ hiện
trạng sử dụng đất được lập ra ở dạng số nên việc thay đổi các thông số trong bản đồ
không còn khó khăn và tốn kém thời gian, hay nói cách khác đó là việc cập nhật
thông tin một cách dễ dàng, nhanh chóng và chính xác, đáp ứng kịp thời những yêu
cầu của các nhà quản lý đất đai./
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 465
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 571
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 625
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 881
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 476
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 1726
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 1578
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 646
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 458
⬇ Lượt tải: 17