Mã tài liệu: 215974
Số trang: 27
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 339 Kb
Chuyên mục: Công nghệ thực phẩm
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây khoai lang Ipomoea batatas L. (Lam) là cây lương thực được trồng lâu đời,
khá phổ biến trên thế giới và Việt nam. Công tác chọn tạo giống khoai lang có năng
suất cao, chất lượng tốt cho sản xuất gặp nhiều khó khăn vì cây khoai lang chỉ ra hoa
thuận lợi trong điều kiện ngày ngắn, cường độ ánh sáng yếu. Song trong thực tế những
giống khoai lang có năng suất cao, hoặc chất lượng tốt lại không hoặc rất ít ra hoa, kể
cả trong những điều kiện thuận lợi cho sự ra hoa của chúng. Do vậy việc chọn tạo giống
khoai lang bằng con đường lai xác định với các cặp bố, mẹ được chọn trước gặp rất
nhiều khó khăn do bố, mẹ không thể ra hoa hoặc ra hoa không cùng lúc. Làm thế nào
để kích thích các giống khoai lang không và khó ra hoa phải ra hoa để lai tạo nguồn vật
liệu mới phục vụ cho công tác chọn tạo giống? Để kích thích khoai lang ra hoa, trên thế
giới đã có những nghiên cứu như: Ghép khoai lang, xử lý ngày ngắn, khía gốc thân
chính, dùng chất kích thích, làm giàn vv. Ghép khoai lang là một phương pháp dễ áp
dụng trong điều kiện cụ thể của nước ta, tuy nhiên đến nay ở Việt Nam chưa có những
kết quả nghiên cứu cụ thể về ghép khoai lang để kích thích chúng ra hoa nhiều hơn,
phục vụ cho công tác lai tạo giống. Xuất phát từ thực tế đó chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài:
“Nghiên cứu đặc trưng, đặc tính giống bố mẹ được ghép ra hoa để lai tạo
giống khoai lang năng suất cao chất lượng tốt”
2. Mục tiêu của đề tài
- Xác định đặc trưng, đặc tính của một số dòng, giống khoai lang và xây dựng quy
trình kỹ thuật ghép nhằm kích thích các dòng, giống khoai lang ra hoa nhiều trong vụ
Đông ở miền Bắc Việt Nam.
- Lai tạo, chọn lọc giống khoai lang có năng suất củ cao và chất lượng tốt.
3. ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1 . ý nghĩa khoa học
1. Đề tài đã thành công về nghiên cứu đặc trưng, đặc tính và khả năng ra hoa của hai
nhóm dòng- giống khoai lang ra hoa trung bình, ít và khó ra hoa để làm chồi ghép và
03 gốc ghép trong điều kiện miền Bắc Việt Nam.
2. Đề tài là công trình khoa học thành công đầu tiên về ghép và lai xác định khoai lang
ở Việt Nam theo một cách có hệ thống; đã góp phần xây dựng l ý luận và đặt cơ sở ban
đầu về công tác ghép, lai tạo và chọn lọc giống khoai lang xác định (có đủ bố và mẹ) ở
Việt Nam, như: Chọn chồi ghép và gốc ghép thích hợp; lai thử trên cây ghép được và
chọn lọc thành công một số dòng khoai lang xác định triển vọng năng suất cao, chất
lượng tốt.
3. Xây dựng được quy trình kỹ thuật ghép cây khoai lang, nhân và bảo quản gốc ghép
hoang dại (Ipomoea setosa) thích hợp ở điều kiện miền Bắc Việt Nam, nhằm phục vụ
các nhà tạo giống khoai lang chủ động được bố-mẹ để lai tạo đều đặn hàng năm ra
những giống khoai lang xác định theo mục đích mong muốn.
3.2. ý nghĩa thực tiễn
1. Xác định được thời vụ, thời điểm ghép và phương pháp ghép cho nhóm dòng- giống
khoai lang ít và khó ra hoa, đã xúc tiến chúng ra hoa nhiều hơn khi chúng chưa được
2
ghép và hơn cả nhóm giống ra hoa trung bình, đã phục vụ tích cực cho lai tạo giống
khoai lang thành công ở Việt nam.
2. Ghép khoai lang thành công đã nâng cao được số cây ra hoa và số hoa/cây của nhóm
dòng- giống ít và khó ra hoa ở điều kiện vụ Đông (như Chiêm Dâu tăng 9% cây ra hoa
và số hoa/cây tăng 2,54 hoa) đã giải quyết được khó khăn thiếu bố và mẹ trong lai tạo
xác định cho các nhà tạo giống khoai lang.
3. Xây dựng được quy trình kỹ thuật ghép cây khoai lang và nhân- bảo quản gốc ghép
dại (Ipomoea setosa) đã phục vụ cho lai tạo- chọn lọc giống khoai lang mới ở Việt Nam
ngày càng mở rộng và dễ dàng chọn vật liệu lai tạo phong phú hơn nhờ áp dụng phương
pháp ghép và có gốc ghép trên.
4. Đề tài đã lai tạo được các dòng khoai lang lai xác định triển vọng từ các cây ghép
được như K51/KB1 và D13/KB1. Hai dòng này đã có năng suất cao, chất lượng tốt và
đã được đưa vào khảo nghiệm Quốc gia và trong chương trình nghiên cứu cải tiến hệ
thống khoai lang ở miền Bắc Việt Nam của CIP tại Hà Nội từ vụ Đông năm 2003 đến
nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Chồi ghép: Gồm 11 dòng, giống khoai lang có năng suất và chất lượng cao (tỷ lệ
chất khô cao) được chia làm hai nhóm theo khả năng ra hoa:
+ Nhóm ra hoa trung bình: Gồm 5 dòng, giống: K51, KB1, D13, J14 và D20 .
+ Nhóm ít và khó ra hoa: Gồm 6 dòng, giống: TV1, CD (Chiêm Dâu), J8, Hoàng Long,
G8 và NN31.
- Gốc ghép: Gồm 2 loài hạt nhập nội từ CIP (Ipomoea setosa và Pharbitis nil Chois )
và dòng khoai lang số 11 có khả năng ra hoa nhiều.
- Thời gian nghiên cứu: Các thí nghiệm được tiến hành từ năm 2001 đến 2004.
5. Những đóng góp mới của luận án
- Công tác ghép cây khoai lang là công trình đầu tiên thành công ở Việt Nam đã xúc
tiến và làm tăng tỷ lệ ra hoa của các dòng-giống ít và khó ra hoa tạo thuận lợi cho việc
lai xác định theo mục đích của nhà tạo giống khoai lang.
- Xây dựng quy trình kỹ thuật ghép cây khoai lang và duy trì bảo quản nguồn hạt dại
dùng làm gốc ghép (Ipomoea setosa) trong điều kiện miền Bắc, phục vụ cho công tác
chọn tạo giống khoai lang ở Việt Nam.
- Từ những cây ghép thành công đã lai tạo - chọn lọc được dòng khoai lang mới K5
(K51/KB1) có năng suất cao, thích hợp với điều kiện các tỉnh miền Bắc và miền Trung
Việt Na
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 368
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 342
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 464
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 736
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 211
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 264
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 591
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 528
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 471
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 534
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 2
👁 Lượt xem: 456
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 535
⬇ Lượt tải: 16