Mã tài liệu: 256298
Số trang: 0
Định dạng: rar
Dung lượng file: 13,423 Kb
Chuyên mục: Công nghệ thực phẩm
MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu nuôi trồng nấm ăn có bước phát triển nhảy vọt ở nhiều nước trong đó có Việt Nam. Nước ta là một nước nông nghiệp với nguồn phụ phế phẩm giàu chất xơ (xenlulo) và chất gỗ (lignin) hết sức phong phú. Tỷ lệ nông dân chiếm phần lớn dân số lại có nhiều thời gian nông nhàn và rất muốn có thêm nghề phụ để nâng cao thu nhập. Nước ta lại có nhiều vùng khí hậu không giống nhau và vì vậy có thể trồng nấm quanh năm với nhiều loại nấm ăn và nấm dược liệu khác nhau.
Sản phẩm nấm bào ngư Nhật là một trong những mặt hàng nấm xuất khẩu có thị trường rộng lớn ít bị cạnh tranh và nhu cầu tiêu thụ ở tất cả các nước ngày càng tăng , trong khi các phụ phẩm nông-lâm nghiệp ngày càng khan hiếm ở các nước công nghiệp hóa và các nước có mùa đông giá lạnh kéo dài.
Sản lượng cà phê của Di Linh là 273.000 tấn/năm, vỏ cà phê chiếm khoảng 40-45% trọng lượng hạt cà phê. Nên số lượng vỏ cà phê thải ra khoảng 109.200 tấn/năm. So với các phế phẩm nông nghiệp khác, chất thải này phân hủy lâu hơn, gây ô nhiễm môi trường, đây là nguồn phế thải quan trọng. Trong khi các nước trên thế giới đã có những công trình xử lý vỏ cà phê để sản xuất thức ăn cho gia súc gia cầm, trồng nấm ăn, ứng dụng lên men tạo phân bón; sản xuất hương thơm tự nhiên, nghiên cứu ứng dụng nhiệt năng . thì ở nước ta, rất ít công trình nghiên cứu đến việc ứng dụng của phế phẩm này.
Người nông dân nước ta thường đem đốt vỏ cà phê thành tro gây ô nhiễm môi trường. Vậy để khắc phục được điều này, biện pháp kinh tế và an tòan hơn cả là tận dụng vỏ cà phê làm môi trường nuôi trồng nấm sẽ góp phần quan trọng trong việc xử lý vỏ cà phê và góp phần bảo vệ môi trường. Do đó chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu khả năng sử dụng vỏ cà phê làm cơ chất dinh dưỡng nuôi trồng nấm bào ngư Nhật và góp phần xử lý ô nhiễm môi trường trên địa bàn trồng cà phê ở Di Linh” nhằm mục đích:
-Chuyển hóa vỏ cà phê thành cơ chất dinh dưỡng để nuôi trồng nấm bào ngư Nhật.
-Đưa ra kỹ thuật trồng nấm bào ngư Nhật phù hợp với thực tế tình hình nguyên liệu vỏ cà phê ở Di Linh.
-Góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường do vỏ cà phê.
Đối tượng nghiên cứu là loài nấm bào ngư Nhật Pleurotus abalonus thuộc phân chi Coremiopleurotus đã được thuần khiết và lưu trữ tại phòng thí nghiệm của trang trại nấm Bảy Yết và cơ chất trồng nấm bào ngư Nhật là vỏ cà phê từ Di Linh (tỉnh Lâm Đồng).
Việc xây dựng quy trình nuôi trồng được thực hiện ở trang trại nấm Bảy Yết (2/73A ấp Tân Lập, xã Tân Thới Nhĩ, huyện Hóc Môn, TpHCM)
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 517
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 343
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 264
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 459
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 435
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 666
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 2
👁 Lượt xem: 519
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 0
👁 Lượt xem: 536
⬇ Lượt tải: 20