Mã tài liệu: 223082
Số trang: 16
Định dạng: doc
Dung lượng file: 176 Kb
Chuyên mục: Công nghệ thực phẩm
Phần I : MỞ ĐẦU
Đậu bắp, loại cây rau dễ trồng và được trồng nhiều ở nông thôn. Từ Nam chí Bắc, đâu đâu cũng trồng được, quanh năm đều trồng được. Dễ chế biến và rất dễ ăn. Ai ăn cũng tốt. Nông dân ta coi nó là “thức ăn cực nhanh”, “ thức ăn đa năng” và rất thông dụng trong các món nướng, món canh chua, món lẩu. Đặc biệt là, trong các bếp ăn của người nghèo, người ăn chay, người già là món dễ thấy. Nông dân ai cũng trồng nếu ít để ăn, nhiều để bán. Nhưng chắc có lẻ, ít ai biết nhiều về giá trị của loại rau này. Có chăng là biết chung chung, một món ăn vừa ngon, lại vừa rẻ.Theo tài liệu tham khảo cho biết: Đậu bắp chứa rất nhiều vitamin A, vitamin nhóm B (B1, B2, B6), vitamin C, các nguyên tố khoáng vi lượng như kẽm và canxi. Đậu bắp cũng là nguồn thực phẩm cung cấp chất xơ rất tốt và là “bạn người có bầu” bởi rất giàu acid folic, loại vitamin rất cần cho việc hình thành ống thần kinh của thai nhi. Chất nhầy chất xơ trong đậu bắp giúp điều chỉnh lượng đường huyết. Đậu bắp giúp cơ thể tái hấp thu nước, là thức ăn lý tưởng cho những người muốn giảm cân; giúp tổng hợp các vitamin nhóm B, có tác dụng ngang bằng với sữa chua; có tính nhuận trường; có nhiều amino acid thiết yếu cho cơ thể như chất tryptophan tạo sự thoải mái tinh thần ngủ ngon
(Nguồn http://www.khuyennongtphcm.com/?mnu=3&s=600012&id=3166)
Hiện nay cũng có một số vùng trồng nhiều đậu bắp như Vĩnh Long, Sóc Trăng, Trà Vinh, diện tích trồng đậu bắp đang được mở rộng với các giống nỗi như:VN1,D9B1,TN75, và các giống nhập tứ nước ngoài: Jubilee 047, lionseed của Ấn Độ, Đặc biệt là giống đậu bắp Nhật đang được nhiều hộ chọn trồng vì năng suất cao và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Thời gian sinh trưởng của cây đậu bắp Nhật trên 90 ngày, trong đó thời gian thu hoạch 45 ngày. Đặc trưng của giống đậu Nhật là cây cho trái rất nhiều, mau lớn, trái ăn rất giòn và ngon, nhưng có nhược điểm là khó trồng vì thích nghi không tốt với khí hậu nước ta. Bên cạnh đó giống đậu bắp địa phương rất thích nghi với điều kiện đất đai, khí hậu thì lại có năng suất thấp và chất lượng trái ngày càng giảm. Yêu cầu đặc ra lúc này là phải tìm ra giống mới vừa cho năng suất cao lại thích nghi với điều kiện đất đai khí hậu Việt Nam.
Để đáp ứng yêu cầu trên chúng tôi đã chọn đề tài “Cải tạo giống đậu bắp địa phương cao cây năng suất thấp bằng cách lai tạo với giống Nhật lùn thấp cây, năng suất cao” với mong muốn tìm ra giống tốt, dể trồng, kéo dài thời gian thu hoạch và nâng cao năng suất cũng như chất lượng trái nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, nâng cao thu nhập cho người nông dân
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 535
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 211
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 591
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 403
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 476
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 368
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 494
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 535
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 465
⬇ Lượt tải: 20