Mã tài liệu: 92366
Số trang: 71
Định dạng: docx
Dung lượng file: 1,046 Kb
Chuyên mục: Tài chính công
Trong công tác chẩn đoán và điều trị cho người bệnh hiện nay, các chỉ số của các xét nghiệm cận lâm sàng có một ảnh hưởng lớn tới xác định chính xác căn nguyên bệnh, cũng như áp dụng quy trình điều trị hợp lý cho người bệnh. Vấn đề chẩn đoán chính xác và điều trị có hiệu quả luôn là mong muốn cao nhất trong công tác y tế. Vấn đề đó đòi hỏi cần nhiều yếu tố tích cực trong khám chữa bệnh, bao gồm các kết quả thăm khám, các xét nghiệm y sinh học, các xét nghiệm tế bào học, chẩn đoán hình ảnh. v.v...Một trong những xét nghiệm đóng vai trò rất quan trọng để góp phần cho công tác khám và chữa bệnh có hiệu quả, đó là những xét nghiệm hóa sinh lâm sàng.
Để đảm bảo chất lượng xét nghiệm, nâng cao hiệu quả và chất lượng trong khám, chữa bệnh, không có gì khác là phải tiến hành công tác kiểm tra chất lượng xét nghiệm. Công tác này bao gồm kiểm tra về trang thiết bị phòng xét nghiệm, tổ chức và quản lý phòng xét nghiệm, chất lượng thực hành chuyên môn của cán bộ xét nghiệm. Đây là một khâu quan trọng trong việc bảo đảm chất lượng kết quả xét nghiệm, là một trong những phương pháp nhằm đảm bảo kết quả xét nghiệm được “tin cậy”, giúp cho thầy thuốc có những quyết định đúng hướng về chẩn đoán và điều trị.
Khái niệm về KTCL xét nghiệm đã được đề cập từ khoảng năm 1950, nhưng thực tế công tác KTCL ứng dụng trong y học mới chỉ bắt đầu được áp dụng rộng rãi và có tổ chức tại một số nước phát triển vào những năm 70 [23], [25], [26]. Cho đến nay, ở những nước này, công tác KTCL đã trở thành một quy định thực hành bắt buộc đối với tất cả các phòng xét nghiệm y học.
Ở Việt Nam, công tác KTCL đã được đề xuất bởi một số cán bộ hóa sinh khoảng thời gian 1976 ( Y học thực hành số 201 tháng 5-6/1976), sau đó triển khai đào tạo một số lớp tập huấn ngắn hạn về hóa sinh lâm sàng nhưng chưa được áp dụng rộng rãi, đều đặn ở các phòng xét nghiệm bệnh viện, trừ một số phòng xét nghiệm lẻ tẻ ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Cho đến những thập niên 80-90 [26], [28], việc KTCL xét nghiệm được triển khai rộng rãi hơn ở nhiều bệnh viện Trung ương và các bệnh viện tuyến Tỉnh, thành phố nhưng việc thực hiện chỉ dừng lại ở một số chương trình ngoại kiểm tra chất lượng.
Nội dung tóm tắt
Chương 1: Tổng quan
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Chương 4: Bàn luận
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 817
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 519
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 560
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 1093
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 970
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 614
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 661
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 735
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 555
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 905
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 874
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 473
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 8833
⬇ Lượt tải: 67