Mã tài liệu: 92427
Số trang: 85
Định dạng: docx
Dung lượng file: 8,786 Kb
Chuyên mục: Tài chính công
Giun đũa (Ascaris lumbricoides), giun tóc (Trichuris trichiura), giun móc/mỏ (Ancylostoma duodenale/Necator americanus) là các loại giun đường ruột, bệnh do chúng gây ra có ở hầu hết các nước trên Thế giới nhưng phổ biến ở các nước có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Trong đó tỷ lệ nhiễm và đa nhiễm trên cùng một cơ thể đặc biệt tăng cao ở các nước có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, dùng phân tươi bón ruộng và cây trồng, trình độ văn hóa và vệ sinh thấp kém. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (2006), trên Thế giới có khoảng hơn 2 tỷ người nhiễm giun đường ruột. Mỗi năm có 135.000 người chết và 800 triệu học sinh bị nhiễm [76].
Việt Nam là một nước đang phát triển, nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, khí hậu nóng và ẩm hầu như quanh năm là điều kiện rất thuận lợi cho mầm bệnh giun sán phát triển. Thêm vào đó là thói quen dùng phân người chưa qua xử lý hoặc xử lý không đúng kỹ thuật để bón ruộng và hoa màu, tập quán ăn uống và sinh hoạt mất vệ sinh nhất là vùng nông thôn và miền núi... làm cho mầm bệnh giun sán lưu hành với tỷ lệ cao đặc biệt là các bệnh giun đường ruột. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (2006) Việt Nam có trên 65 triệu người nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ; bệnh phổ biến khắp 64 tỉnh thành trên Toàn quốc [77].
Lào Cai là một trong hai tỉnh vùng cao biên giới nghèo nhất Việt Nam với hơn 70% dân số sống dưới ngưỡng nghèo. Đây là vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa với tập quán sinh hoạt, vệ sinh, ăn uống và canh tác còn lạc hậu. Chính vì vậy mà tỷ lệ nhiễm giun của người dân rất cao. Theo kết quả điều tra tại các xã miền núi tỉnh Lào Cai của Nguyễn Văn Đề năm 2003 [8] cho thấy tỷ lệ nhiễm cao, giun đũa là 88,7%, giun tóc là 33,5%, giun móc/mỏ là 67,1%. Trẻ em lứa tuổi học sinh cũng có tỷ lệ nhiễm cao 87,3%, giun đũa là 75,4%, giun tóc là 14,2%, giun móc/mỏ là 48,5% [9].
Tình trạng nhiễm giun đường ruột có tác hại tới đa số người một cách thầm lặng, lâu dài và trong một số trường hợp bị che lấp bởi nhiều bệnh cấp tính và các nguy cơ khác. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là tác hại ở lứa tuổi trẻ em: gây thiếu máu, thiếu sắt, giảm protein và albumin huyết thanh, suy dinh dưỡng, sức khỏe kém, chậm phát triển về thể chất và trí tuệ, giảm khả năng học tập và làm tăng thời gian nghỉ học thậm chí còn là nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp dẫn đến tử vong [34], [36], [39], [40], [43]. Đồng thời trẻ em cũng là tác nhân dễ làm ô nhiễm môi trường xung quanh. Vì vậy, công tác phòng chống các bệnh giun đường ruột đã trở thành vấn đề cấp thiết.
Nội dung tóm tắt
Chương 1: Tổng quan tài liệu
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: kết quả nghiên cứu
Chương 4: bàn luận
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 1095
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 721
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 112
👁 Lượt xem: 269
⬇ Lượt tải: 6
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 238
⬇ Lượt tải: 7
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 834
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 8833
⬇ Lượt tải: 67
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 556
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 1603
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 357
⬇ Lượt tải: 7
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 631
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 341
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 296
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 416
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 474
⬇ Lượt tải: 17