Mã tài liệu: 129328
Số trang: 154
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Tâm lý học
Xã hội loài người đang ngày càng phát triển cùng với sự phát triển rất mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật cũng như trên nhiều lĩnh vực khác. Đời sống tâm lý của con người cũng ngày càng đa dạng và phong phú để thích ứng với những điều kiện môi trường luôn luôn biến đổi sôi động. Những thay đổi trong cuộc sống có thể làm cho cuộc sống trở nên đậm đà, mới mẻ hơn. Tuy nhiên, nếu sự thay đổi ấy quá nhiều và liên tục thì sẽ có tác động không tốt đến sức khỏe của con người. Những phiền toái trong cuộc sống, những rắc rối xảy ra trong các mối quan hệ, những lựa chọn quyết định trước nhiều quyết định cho một vấn đề, những thảm họa, những thông tin nóng bỏng trong cuộc sống (khủng bố, buôn lậu, bùng nổ dân số...) một mặt giúp con người trưởng thành hơn, tăng thêm vốn kinh nghiệm trong cuộc sống của họ, mặt khác nó có thể là nguyên nhân rất cơ bản gây nên trạng thái stress cho con người.
Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực của stress đến đời sống con người (giúp con người năng động linh hoạt hơn với cuộc sống, chai sạn hơn với cuộc sống...) thì stress tiêu cực lại là mầm mống, cội nguồn của rất nhiều căn bệnh tâm sinh lý ở con người. Stress có thể làm phá vỡ sự cân bằng trong cơ thể dẫn đến những biến loạn về tâm lý hoặc ngược lại stress có thể gây ra những biến loạn về tâm lý, từ đó dẫn tới những rối loạn trong chức năng sinh lý, sinh hóa của cơ thể gây nên nhiều căn bệnh dai dẳng và nguy hiểm như: Bệnh tim, mạch, tiểu đường, dạ dầy, rối loạn tiêu hóa... Điều đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động và chất lượng cuộc sống của con người.
Việc tìm hiểu về stress đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu và cũng đãđạt được nhiều thành tựu cả về lý luận và thực tiễn. Có một số công trình tập trung nghiên cứu stress trong học tập của sinh viên, nhưng nghiên cứu về stress trong học tập ở lứa tuổi học sinh trung học phổ thông cho đến nay vẫn chưa được chú trọng nhiều cả về lý luận và thực tiễn.
Kết cấu của đề tài:
Chương 1. Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2. Tiến trình và phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Thực trạng biểu hiện stress và thực nghiệm tác động làm giảm stress có hại trong học tập môn Toán của học sinh THPT
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 154
👁 Lượt xem: 7338
⬇ Lượt tải: 31
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 1173
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 1487
⬇ Lượt tải: 27
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 961
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 1100
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 697
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 179
👁 Lượt xem: 1101
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 4567
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 125
👁 Lượt xem: 604
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 863
⬇ Lượt tải: 25
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 1250
⬇ Lượt tải: 24
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 154
👁 Lượt xem: 1100
⬇ Lượt tải: 18