Mã tài liệu: 129485
Số trang: 179
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Tâm lý học
Giáo dục- Đào tạo có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực cho đất nước. Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân đặt cơ sở quan trọng cho việc tiếp tục học ở các bậc học cao hơn. “GDTH nhằm giúp HS hình thành những cơ sở ban đầu cho việc phát triển đúng đắn, lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để HS tiếp tục học lên bậc THCS ”[18, tr22]. Đặc biệt, lớp 1 là lớp đầu tiên trong cuộc đời của trẻ ở trường phổ thông. Việc đứa trẻ đi học là một bước ngoặt quan trọng để lại dấu ấn đậm nét, các em “thực hiện bước chuyển từ người mù chữ đến sáng chữ (từ chưa biết chữ đến biết chữ)” [10, tr5]. Trẻ phải tham gia vào một cuộc sống mới với môi trường mới, HĐ mới, yêu cầu mới, quan hệ mới. “Tập đọc, tập viết, làm toán phải nắm được ba chìa khoá ấy mới vào đời được, trong xã hội ngày nay không có thì chỉ xem như người bỏ đi” [23, tr3]. Vì vậy, gia đình, nhà trường và toàn xã hội đều lo cho con em mình và mong các em vơượt qua được “cửa ải” quan trọng này.
Hàng năm, bên cạnh những HS hoàn thành được những yêu cầu của chương trình học tập còn có một số không nhỏ HS rơi vào TTHK, biểu hiện ở sức học yếu, kết quả học tập không đạt chuẩn tối thiểu do Nhà nước quy định. HS lớp 1 học kém có thể dẫn đến lưu ban, tức là “mở đầu cuộc đời đi học với một thất bại đau đớn, ở lớp thầy cô và bạn bè khinh rẻ, về nhà bị cha mẹ la mắng”[23, tr4]. HS lưu ban ở lớp 1 thì sau này thường học kém và trong nhiều trường hợp dẫn đến bỏ học.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến TTHK của HS lớp 1: trẻ em đến trường với sự “sẵn sàng đi học” chưa đầy đủ dễ bị “choáng học đường”, không có sự quan tâm đúng mực của cha mẹ với con cái, trẻ đau ốm phải nghỉ học luôn, rối loạn chức năng não... Vì vậy, việc tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến TTHK của HS lớp 1 là một vấn đề cần thiết. “Theo số liệu của nước ngoài, tỉ lệ trẻ em học kém ngay từ đầu mới đến trường ngày càng cao, tỷ lệ này thường chiếm từ 25- 30% trong tổng số trẻ nhập trường”[36, tr173-174]. “Đặc biệt ở Pháp qua mấy chục năm, số HS lớp 1 học kém chiếm từ 20- 25% mặc dù có đầy đủ sách vở, lớp học không đông lắm, GV được đào tạo tốt về mặt sư phạm”[23, tr4].
Kết cấu của đề tài:
Chương 1: Cơ sở lí luận Của vấn đề nghiên cứu
Chương 2 : Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Phần giới thiệu và hướng dẫn
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 981
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 829
⬇ Lượt tải: 31
📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 1222
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 119
👁 Lượt xem: 948
⬇ Lượt tải: 24
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 3757
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 699
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 126
👁 Lượt xem: 654
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 108
👁 Lượt xem: 1080
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 124
👁 Lượt xem: 1136
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 117
👁 Lượt xem: 780
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 179
👁 Lượt xem: 1103
⬇ Lượt tải: 19