Tìm tài liệu

Ky nang song cua hoc sinh trung hoc co so thanh pho ho chi minh

Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở thành phố hồ chí minh

Upload bởi: minhhuong075

Mã tài liệu: 297973

Số trang: 125

Định dạng: pdf

Dung lượng file: 2,439 Kb

Chuyên mục: Tâm lý học

Info

MS: LVTLH016

SỐ TRANG: 125

TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM

CHUYÊN NGÀNH: TÂM LÝ HỌC

NĂM: 2010

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Xã hội ngày càng văn minh – hiện đại, thế giới đang bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên

của khoa học công nghệ và những tiến bộ vượt bậc của nó đã, đang và sẽ mang lại cho loài người

những “tiện ích” hữu dụng. Nhưng, cũng chính ở thế kỷ 21 này, con người đang phải đối diện với

những thách thức to lớn từ môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và đặc biệt là mối quan hệ giữa

người với người. Với sự thay đổi đó, xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng đang từng ngày

phải đối mặt với những thách thức và cần phải có những thay đổi để phù hợp với những mục tiêu và

hoàn cảnh mới. Giáo dục cần phải liên tục đổi mới để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã

hội. Đào tạo ra những con người vừa có tri thức khoa học, vừa có kỹ năng làm việc nhưng cũng phải

vừa có những thái độ, hành vi tích cực trước những sự thay đổi của môi trường tự nhiên và môi

trường xã hội.

Trước đây, trong bối cảnh xã hội truyền thống, người trẻ học cách đối nhân xử thế thông qua

đại gia đình, làng xã, văn hóa dân gian, các chương trình giáo dục chính quy và không chính quy, …

Nhưng dưới những chuyển biến kinh tế xã hội diễn ra quá nhanh chóng đã hạn chế phần nào chức

năng của giáo dục gia đình và các thiết chế truyền thống. Hơn thế nữa những biến động kinh tế xã

hội ngày càng to lớn do quá trình hiện đại hóa đem lại cho lứa tuổi thiếu niên quá nhiều thử thách.

Để giải quyết những thử thách mà thiếu niên phải đối mặt thì thiếu niên không những chỉ chuẩn bị

các kỹ năng để lĩnh hội kiến thức (nghe, nói, đọc, viết, …) mà đó còn là khả năng ứng phó một cách

có hiệu quả trước những thách thức của cuộc sống. Đó cũng là khả năng của một cá nhân để duy trì

một trạng thái khỏe mạnh về mặt tinh thần, biểu hiện cụ thể bởi các hành vi phù hợp và tích cực với

người khác, với nền văn hóa và với môi trường xung quanh.

Bước vào tuổi thiếu niên, một mặt, các em bước đầu đòi hỏi thoát khỏi sự giám sát của bố mẹ

và có được địa vị bình đẳng trong gia đình. Mặt khác, các em bắt đầu bước ra khỏi khuôn khổ gia

đình, đi vào xã hội, nếm trải giao tiếp với mọi người với tư cách một cá thể tồn tại độc lập. Thiếu

niên bắt đầu muốn tự mình xác định mục tiêu và kế hoạch cuộc đời, dùng lý trí phán đoán của mình

xem xét mọi sự việc, không muốn có sự can thiệp của bất cứ ai, kể cả bố mẹ. Sự phát triển của tự ý

thức đòi hỏi thiếu niên luôn muốn thoát khỏi sự ràng buộc của mối quan hệ phụ thuộc trước kia,

khỏi sự giám sát từng ly từng tý của bố mẹ, trở thành cá thể độc lập, …. Nhưng giữa những mong

muốn mang tính cá nhân và những thách thức của cuộc sống đôi lúc không có sự tương ứng nên các

em sẽ dễ rơi vào trạng thái có thái độ phản kháng bằng các hình thức lì lợm, lạnh nhạt, lầu bầu, bất

hợp tác và thậm chí là tỏ thái độ sống “bất cần đời”.

Thực tế cho thấy trong những năm gần đây, tình trạng thanh thiếu niên, đặc biệt là trẻ ở độ

tuổi trung học cơ sở, phạm pháp ngày càng gia tăng và mức độ nghiêm trọng của nó đã đến mức báo động. Học sinh trung học cơ sở dễ rơi vào những tệ nạn xã hội và góp phần ảnh hưởng xấu đến môi

trường học đường. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nhưng một trong những

nguyên nhân chính đó chính là học sinh ngày nay rất thiếu về các kỹ năng sống cần thiết. Để hóa

giải vấn đề này đã có rất nhiều trung tâm đào tạo kỹ năng sống ra đời, nhằm giúp các em học sinh

trung học cơ sở tập trải nghiệm trong những tình huống giả định, nhằm hình thành một số kỹ năng

cần thiết để tự tổ chức cuộc sống của cá nhân trở nên hiệu quả hơn. Mặt khác ngành Giáo dục và

đào tạo cũng đã và đang có những định hướng tích cực để đưa kỹ năng sống vào giảng dạy tại các

bậc học nhằm góp phần nâng cao định hướng giá trị và tạo lập hành vi phù hợp ở lứa tuổi thanh

thiếu niên. Nhưng có lẽ do đây là một lĩnh vực khoa học còn khá mới mẻ và với nhiều nguyên nhân

khác nhau nên việc giảng dạy, huấn luyện kỹ năng sống vẫn còn nhiều điều bỏ ngỏ và chưa được

quan tâm đúng mức.

Vấn đề kỹ năng sống dưới góc độ tâm lý là lĩnh vực chưa được nghiên cứu nhiều. Mặt khác,

bản thân đã và đang có nhiều hoạt động nghiên cứu thực tiễn về vấn đề kỹ năng sống ở học sinh

trung học cơ sở.

Từ những lý do nêu trên chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài : “KỸ NĂNG SỐNG CỦA HỌC

SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”

2. Mục đích nghiên cứu:

Nghiên cứu làm rõ thực trạng kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở Thành phố Hồ Chí

Minh, qua đó đề xuất những biện pháp tác động tâm lý phù hợp nhằm hình thành và phát triển kỹ

năng sống cho học sinh trung học cơ sở.

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu: Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở

3.2. Khách thể nghiên cứu:

+ Khách thể nghiên cứu thực trạng:

- Học sinh ở 2 trường: THCS Tân Kiên – Huyện Bình Chánh và THCS Đoàn Thị Điểm –

Quận 3 – TP Hồ Chí Minh

- Giáo viên chủ nhiệm tại các Trường THCS và nhà nghiên cứu về lĩnh vực Kỹ năng sống

+ Khách thể nghiên cứu thực nghiệm:

- Học sinh ở 2 trường: THCS Tân Kiên – Huyện Bình Chánh và THCS Đoàn Thị Điểm –

Quận 3 – TP Hồ Chí Minh

4. Giới hạn nghiên cứu:

4.1 . Nội dung:

Do đây là lĩnh vực khoa học mới tại Việt Nam và kinh nghiệm thực tế của người nghiên cứu

nên chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu: Một số kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở dựa trên

những phẩm chất tâm lý của cá nhân như: kỹ năng tự đánh giá bản thân, kỹ năng giao tiếp - ứng xử,

kỹ năng hợp tác và chia sẽ, kỹ năng phân biệt hành vi hợp lý và hành vi chưa hợp lý như là những

kỹ năng sống cơ bản của học sinh lứa tuổi trung học cơ sở; thực trạng kỹ năng sống hiện nay của

học sinh dưới góc độ tâm lý và tìm ra một số biện pháp cơ bản trong việc rèn kỹ năng sống cho học

sinh.

4.2. Địa điểm:

- Trường THCS Tân Kiên – Huyện Bình Chánh và THCS Đoàn Thị Điểm – Quận 3 – TP Hồ

Chí Minh. Khoa Tâm lý, Giáo dục Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP HCM,

Trường Đại học Sài Gòn và Trường Cao đẳng Sư phạm TW Tp. Hồ Chí Minh

4.3. Đối tượng khảo sát:

150 học sinh Trường THCS Tân Kiên – Huyện Bình Chánh

150 học sinh Trường THCS Đoàn Thị Điểm – Quận 3 – TP Hồ Chí Minh.

30 Giáo viên chủ nhiệm 2 Tân Kiên – Huyện Bình Chánh và THCS Đoàn Thị Điểm – Quận

3 – TP Hồ Chí Minh

20 giảng viên Khoa Tâm lý, Giáo dục Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP

HCM, Trường Đại học Sài Gòn và Trường Cao đẳng Sư phạm TW Tp. Hồ Chí Minh

5. Giả thuyết khoa học

Với hệ thống kỹ năng sống được đưa vào nghiên cứu của đề tài thì kỹ năng sống của học sinh

Trường THCS Tân Kiên – Huyện Bình Chánh và THCS Đoàn Thị Điểm – Quận 3 – TP Hồ Chí

Minh tuy bước đầu đã có những nhận thức đúng đắn nhưng nhìn chung vẫn còn những khó khăn và

chưa ở mức cao.

Nếu giáo viên tổ chức nhiều hoạt động ngoài giờ tích cực (học sinh được làm chủ hoạt động,

giáo viên chỉ là người đề xuất ý tưởng và biện pháp thực hiện) và các hoạt động trong giờ học tích

cực thì học sinh ở lớp đó có kỹ năng sống cao hơn.

6. Nhiệm vụ nghiên cứu

6.1. Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về kỹ năng sống, biện pháp rèn kỹ năng sống.

6.2. Tìm hiểu thực trạng kỹ năng sống và biện pháp rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh

trung học cơ sở TP. HCM

6.3. Tổ chức thực nghiệm một số biện pháp tác động tâm lý nhằm hình thành và phát triển

kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở TP. HCM

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận:

- Mục đích: Thu thập những tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhằm làm rõ các vấn đề

lý luận của đề tài cần nghiên cứu

- Cách tiến hành: Đọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu,

nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho việc triển khai, nghiên cứu thực tiễn.

7.2. Phương pháp điều tra:

7.2.1. Bằng bảng hỏi: Dành cho học sinh

- Mục đích: Thu thập thông tin từ phía học sinh về:

+ Nhận thức hệ thống danh mục các kỹ năng sống

+ Năng lực giải quyết các vấn đề đòi hỏi sử dụng kỹ năng sống.

- Cách tiến hành: Cho học sinh trả lời những câu hỏi và giải quyết các bài tập tình huống trên

các phiếu điều tra. Đây là một trong những phương pháp chính của đề tài.

7.2.2. Bằng bảng thăm dò ý kiến: Dành cho chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực Kỹ năng

sống và giáo viên chủ nhiệm

- Mục đích: Thu thập thông tin từ phía giáo viên chủ nhiệm và nhà nghiên cứu để :

+ Đánh giá sơ bộ về thực trạng kỹ năng sống hiện nay của học sinh Trung học cơ sở

+ Đề xuất một số biện pháp hình thành kỹ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở

- Cách tiến hành: Cho đối tượng khảo sát trả lời những câu hỏi (bao gồm cả câu hỏi mở và câu

hỏi đóng) trên các phiếu thăm dò ý kiến.

7.3. Phương pháp quan sát

- Mục đích: Nắm được thực trạng giải quyết vấn đề có vận dụng kỹ năng sống của học sinh.

- Cách tiến hành: Đi thực tế tại 2 trường Trung học cơ sở và quan sát giờ chơi, giờ học (đặc

biệt là các giờ hoạt động ngoài giờ lên lớp) nhằm nắm bắt thực trạng kỹ năng sống của học

sinh.

7.4. Phương pháp thực nghiệm - Mục đích: Nhằm so sánh, đối chiếu kết quả trước và sau khi tiến hành các biện pháp hình

thành kỹ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở. Đây là một trong những phương pháp

chính của đề tài.

- Cách tiến hành: Sau khi rút ra kết luận về thực trạng kỹ năng sống của học sinh Trung học

cơ sở và thăm dò được các biện pháp hình thành kỹ năng sống, người nghiên cứu lựa chọn từ

5 – 10 kỹ năng sống cơ bản và từ 3 – 5 biện pháp tổ chức tác động. Sau khi tổ chức các biện

pháp tác động, người nghiên cứu dùng phiếu điều tra về kỹ năng sống để đo lại kỹ năng sống

của học sinh

7.5. Phương pháp thống kê toán học

- Nhằm xử lý, phân tích, đánh giá kết quả nghiên cứu

7.6. Ngoài ra còn thực hiện một số phương pháp khác như: Trò chuyện, phỏng vấn, lấy ý

kiến chuyên gia… nhằm thu thập thêm những thông tin phục vụ cho đề tài.

8. Đóng góp mới của đề tài

Đây là một trong những công trình nghiên cứu đầu tiên về lĩnh vực kỹ năng sống dành cho

học sinh trung học cơ sở tại Việt Nam. Vì thế, kết quả nghiên cứu sẽ góp phần:

8.1. Về lý luận:

- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về: kỹ năng sống, biện pháp rèn kỹ năng sống, …

8.2. Về thực tiễn:

- Góp phần làm sáng tỏ thực trạng kỹ năng sống hiện nay của học sinh Trung học cơ sở.

- Chứng minh rằng nếu thiết lập được các biện pháp rèn luyện (tác động tâm lý) tích cực và

phù hợp sẽ trang bị và nâng cao được kỹ năng sống cho học sinh.

- Là căn cứ để tìm ra các phương pháp phù hợp trong việc giảng dạy và huấn luyện kỹ năng

sống cho học sinh.

9. Cấu trúc luận văn

Luận văn gồm có 2 phần chính:

Phần I: Mở đầu

Phần II: Nội dung nghiên cứu Chương 1: Cơ sở lý luận

Chương 2: Thực trạng kỹ năng sống và biện pháp rèn luyện kỹ năng sống cho học

sinh trung học cơ sở TP. HCM

Chương 3: Biện pháp tác động tâm lý nhằm hình thành và phát triển kỹ năng sống cho

học sinh trung học cơ sở TP. HCM

Kết luận và kiến nghị

Danh mục tài liệu tham khảo

Phụ lục

Phần bên dưới chỉ hiển thị một số trang ngẫu nhiên trong tài liệu. Bạn tải về để xem được bản đầy đủ

  • Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở thành phố hồ chí minh
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở thành phố hồ chí minh
  • Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở thành phố hồ chí minh
  • Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở thành phố hồ chí minh
  • Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở thành phố hồ chí minh
  • Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở thành phố hồ chí minh
  • Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở thành phố hồ chí minh
  • Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở thành phố hồ chí minh
  • Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở thành phố hồ chí minh
  • Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở thành phố hồ chí minh
  • Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở thành phố hồ chí minh
  • Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở thành phố hồ chí minh
  • Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở thành phố hồ chí minh
  • Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở thành phố hồ chí minh
  • Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở thành phố hồ chí minh
  • Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở thành phố hồ chí minh
  • Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở thành phố hồ chí minh
  • Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở thành phố hồ chí minh
  • Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở thành phố hồ chí minh
  • Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở thành phố hồ chí minh
  • Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở thành phố hồ chí minh
  • Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở thành phố hồ chí minh
  • Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở thành phố hồ chí minh
  • Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở thành phố hồ chí minh
  • Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở thành phố hồ chí minh
  • Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở thành phố hồ chí minh
  • Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở thành phố hồ chí minh
  • Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở thành phố hồ chí minh
  • Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở thành phố hồ chí minh
  • Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở thành phố hồ chí minh
  • Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở thành phố hồ chí minh
  • Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở thành phố hồ chí minh
  • Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở thành phố hồ chí minh
  • Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở thành phố hồ chí minh
  • Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở thành phố hồ chí minh
  • Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở thành phố hồ chí minh
  • Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở thành phố hồ chí minh
  • Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở thành phố hồ chí minh
  • Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở thành phố hồ chí minh
  • Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở thành phố hồ chí minh
  • Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở thành phố hồ chí minh

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Động cơ chọn học ngành Việt Nam học của sinh ...

Upload: tuanhieptuuvuong

📎 Số trang: 121
👁 Lượt xem: 530
Lượt tải: 17

Kỹ năng tự đánh giá của thiếu niên đang sống ...

Upload: daidoi50

📎 Số trang: 117
👁 Lượt xem: 609
Lượt tải: 20

Định hướng giá trị lối sống sinh viên ở một ...

Upload: thangbm79

📎 Số trang: 129
👁 Lượt xem: 1060
Lượt tải: 22

Thực trạng tự đánh giá năng lực giảng dạy ...

Upload: manh09095

📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 524
Lượt tải: 18

Cách thức ứng phó trước những khó khăn tâm ...

Upload: trong_nd

📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 699
Lượt tải: 19

Hứng thú học tập của sinh viên năm thứ nhất ...

Upload: phamduchanhvn

📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 1251
Lượt tải: 24

Trở ngại tâm lý trong giao tiếp của sinh ...

Upload: muathulabay_stock

📎 Số trang: 108
👁 Lượt xem: 1080
Lượt tải: 16

Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của ...

Upload: luankhkt

📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 829
Lượt tải: 31

Khảo sát mức độ phát triển trí tuệ ngôn ngữ ...

Upload: logunkent

📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 615
Lượt tải: 16

Nghiên cứu tự đánh giá của sinh viên trường ...

Upload: ntkhanhthuan

📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 527
Lượt tải: 18

Kỹ năng sống của trẻ lớp mẫu giáo lớn trường ...

Upload: ngocanhvntd

📎 Số trang: 140
👁 Lượt xem: 1873
Lượt tải: 29

Nghiên cứu trí tuệ và một số chỉ số sinh học ...

Upload: thatcuong

📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 619
Lượt tải: 18

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở ...

Upload: minhhuong075

📎 Số trang: 125
👁 Lượt xem: 606
Lượt tải: 19

CHUYÊN MỤC

Khoa học xã hội Tâm lý học
Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở thành phố hồ chí minh MS: LVTLH016 SỐ TRANG: 125 TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM CHUYÊN NGÀNH: TÂM LÝ HỌC NĂM: 2010 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Xã hội ngày càng văn minh – hiện đại, thế giới đang bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên của khoa học công nghệ và những tiến bộ vượt pdf Đăng bởi
5 stars - 297973 reviews
Thông tin tài liệu 125 trang Đăng bởi: minhhuong075 - 16/05/2025 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 16/05/2025 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở thành phố hồ chí minh