Mã tài liệu: 284595
Số trang: 35
Định dạng: zip
Dung lượng file: 2,476 Kb
Chuyên mục: Sinh học
Phần 1 KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG CÁ TRẮM CỎ
LỜI MỞ ĐẦU
Cá trắm cỏ (danh pháp khoa học: Ctenopharyngodon idella) là một loại cá thuộc họ Cá chép (Cyprinidae), chi Ctenopharyngodon, là loài cá nước ngọt đặc sản, thịt cá có hàm lượng dinh dưỡng cao, thơm ngon và đặc biệt có một số tác dụng tốt trong y học nên được dân Việt Nam và Trung Quốc ưa chuộng.
Cá Trắm cỏ là loài cá có khả năng thích ứng rộng với điều kiện môi trường. Hiện nay nuôi cá trắm cỏ thương phẩm đang được người nuôi cá quan tâm. Loài cá này thường được thả ghép với mật độ rất thưa trong các ao nuôi cá truyền thống nhằm tận dụng nguồn thức ăn là ốc tự nhiên có trong ao.
Với những đặc điểm đó cá trắm cỏ đang là đối tượng nuôi có giá trị kinh tế được bà con ưu chuộng.
Trong khuôn khổ bài thu hoạch này tôi đã tìm hiểu một số kỹ thuật sản xuất và nuôi cá trắm cỏ của bà con nông dân tại hợp tác xã Long Hưng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Với mong muốn rằng bài thu hoạch này sẽ cung cấp những hiểu biết cơ bản về các đặc điểm hình thái, sinh học cũng như những kỹ thuật sản xuất cá trắm cỏ đã được áp dụng trong thực tế. Góp phần hữu ích cho những nghiên cứu sâu hơn về lĩnh vực này.
Tuy nhiên do điều kiện thời gian và không gian không cho phép nên khó tránh khỏi những sai sót.
Xin chân thành tiếp thu và cảm ơn sự góp ý của người đọc
CHƯƠNG I : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
I. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu
1. Địa điểm
Trung tâm sản xuất giống cá Long Hưng-Hải lăng-Quảng Trị.
2. Thời gian
Từ ngày 29/3/2010 đến ngày 02/5/2010
3. Đối tượng nghiên cứu
3.1. Hệ thống phân loại
Giới (regnum): Animalia
Ngành (phylum): Chordata
Lớp (class): Actinopterygii
Bộ (ordo): Cypriniformes
Họ (familia): Cyprinidae
Giống (genus): Ctenopharyngodon
Loài (species): Ctenopharyngodon idella
3.2. Nguồn gốc, phân bố
Danh pháp khoa học: Ctenopharyngodon idella. Tên chính thức: Ctenopharyngodon idellus (Cuvier & Valenciennes)
Phân bố trên thế giới: Phân bố tự nhiên ở Trung quốc, tập trung nhiều ở vùng Hoa nam.
Ngày nay, cá Trắm Cỏ được di nhập đến hầu hết các thuỷ vực trên thế giới. Ở Vịêt Nam, cá trắm cỏ chủ yếu phân bố sông Hồng; sông Kỳ Cùng (Lạng Sơn) thuộc hệ thống sông Tây giang Trung Quốc.
Năm 1958 cá Trắm cỏ đã được nhập từ Trung quốc về Việt Nam nuôi thử nghiệm và 1964 cho sinh sản nhân tạo thành công.
CHƯƠNG III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. kết luận
Qua quá trình nghiên cứu chuyên đề ta nhận thấy rằng cá trắm cỏ là đối tượng có khả năng thích ứng rộng với điều kiện môi trường sống được trong môi trường nước tĩnh, nước chảy. Đây là đối tượng có thể tiến hành nuôi vỗ và đưa vào tiến hành sinh sản nhân tao dễ dàng.
- Thời gian đẻ tập trung vào trung tuần tháng 3 đến cuối tháng 4, thời gian cho đẻ có hiệu quả từ tháng 4-6. Quá trình nuôi vỗ cá bố mẹ là một khâu quan trọng quyết định hiệu quả quá trình sản xuất.
- Các cặp bố mẹ qua quá trình nuôi vỗ đều có thể tiến hành sinh sản nhân tạo
Cá bố mẹ sau khi nuôi vỗ đều đạt độ thành thục về tuyến sinh dục. Tuyến sinh dục phát triển sang giai đoạn III-IV, có những cá thể có thể sinh sản được. Tuyến sinh dục đạt cực đại vào tháng 5,6,7.
- Sức sinh sản của cá trắm cỏ khá cao
- Tỷ lệ đẻ và thụ tinh cao. Tỷ lệ đẻ dao động trong khoảng 80-100%, tỷ lệ thụ tinh khoảng 90%
- Tỷ lệ ương từ cá bột lên cá giống khoảng 30-40%. Từ cá bột mới nỏ ương lên cá hương mất 20- 25 ngày tỷ lệ sống khoảng 50%. Từ cá hương lên cá giống tỉ lệ sống khoảng 60-70%
- Cá trắm cỏ là đối tượng dễ nuôi mang lại có giá trị kinh tế cao
II. Kiến nghị
-Quá trình sản xuất cá trắm cỏ là một khâu quan trọng nhằm giải quyết vấn đề về con giống đáp ứng nhu cầu sản xuất của người dân do đó cần được nghiên cứu sâu hơn.
-Hoàn thiện quy trình sản xuất giống đẻ có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Tạo ra nguồn giống có phẩm chất tốt .
-Đầu Tư nghiên cứu các phương pháp sản xuất có hiệu quả cao hơn
-Cần phổ biến kỹ thuật sản xuất giống củng như kỹ thuật nuôi thương phẩm cá trắm cỏ đến bà con nông dân
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 648
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 834
⬇ Lượt tải: 31
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 3988
⬇ Lượt tải: 24
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 685
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 2908
⬇ Lượt tải: 35
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 1668
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 1227
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 550
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 122
👁 Lượt xem: 690
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 611
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 921
⬇ Lượt tải: 16