Tìm tài liệu

San xuat thach dua bang vi khuan Acetobacter

Sản xuất thạch dừa bằng vi khuẩn Acetobacter

Upload bởi: quangviet_72

Mã tài liệu: 302136

Số trang: 17

Định dạng: doc

Dung lượng file: 305 Kb

Chuyên mục: Sinh học

Info

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ THẠCH DỪA

I.1. Giới thiệu

Thạch dừa (Nata de coco) là một loại thức ăn phổ biến, có nguồn gốc từ Philippin, được tạo ra từ sự lên men nước dừa bởi vi khuẩn Acetobacter xylinum. Đây là một trong số các loại thực phẩm thương mại đầu tiên ứng dụng từ cellulose vi khuẩn. Sản phẩm thạch dừa là một món ăn tráng miệng dai, trong suốt và rất ngon.

Hiện nay, không chỉ người dân ở Philippine mà người dân ở các nước khác trên thế giới cũng rất thích món ăn này đặc biệt là người Nhật Bản. Năm 1992, thạch dừa bắt đầu được giới thiệu ở Nhật bản như một sản phẩm thực phẩm ăn kiệng cho các cô gái trẻ. Năm 1993, thạch dừa từ Philippine được xuất khẩu sang Nhật Bản.

Hơn thế nữa, người Nhật còn cho rằng thạch dừa có thể giúp cơ thể con người chống lại bệnh ung thư ruột kết. Trong thạch dừa có hàm lượng chất xơ cao rất tốt cho hệ thống tiêu hoá. Thạch dừa cung cấp ít năng lượng và không chứa cholesterol.

I.2. Cấu trúc của thạch dừa

- Bản chất của thạch dừa là một màng nhày có cấu trúc là hemicellulose. Do thạch dừa có bản chất là polysaccharide ngoại bào nên có khả năng ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau. Cho đến nay, việc ứng dụng thạch dừa mới chỉ dừng lại ở những nghiên cứu chế biến thành những sản phẩm kẹo, jelly, các sản phẩm giải khát.

- Hàm ẩm của thạch dừa: Theo kết quả nghiên cứu khi khảo sát cấu trúc thạch dừa của các thầy cô Phan Tiến Mỹ Quang, Đống Thị Anh Đào, Nguyễn Ánh Tuyết bộ môn công nghệ hoá học và dầu khí trường Đại Học Bách Khoa TPHCM, thì thạch dừa là một mạng polymer sinh học, có khả năng giữ nước rất lớn. Miếng thạch dừa sau khi sấy ở 900C thì mỏng như tờ giấy, bề mặt láng bóng và rất dai chắc. Kết quả xác định hàm ẩm của thạch dừa là 99%, thể hiện rõ bản chất háo nước của thạch dừa ( do chuỗi polymer của mạng thạch dừa chứa các nhóm –OH nên rất dễ dàng tạo liên kết hidro với nước).

- Cấu trúc mạng polysaccharide của thạch dừa: Thạch dừa có cấu trúc mạng là các polysaccharide, chúng sắp xếp không theo trật tự, không theo quy luật, chúng đan xen vào nhau rất chằng chịt theo mọi phía. Do trong quá trình lên men, các vi khuẩn Acetobacter xylinum đã chuyển động hỗn loạn không theo quy luật. Đó là nguyên nhân tạo nên tính dai và chắc về mọi phía của miếng thạch. Bên cạnh đó, mạng luôn luôn ngậm một lượng nước đáng kể (99%).

- Thành phần monosaccharide chính của thạch dừa là socboza nằm ở dạng L-socboza, thường chứa trong vi khuẩn lên men dịch trái cây. Công thức cấu tạo của L-socboza là : CH2OH-CO-HOCH-HCOH-HOCH-CH2OH.

CHƯƠNG II : SẢN XUẤT THẠCH DỪA.

II.1. Vi sinh vật trong sản xuất thạch dừa

Giống vi sinh vật dùng trong sản xuất thạch dừa là Acetobacter xylinum.

II.1.1. Đặc điểm giống vi khuẩn Acetobacter.

- Giống vi khuẩn Acetobacter thuộc họ Pseudomonadieae, phân bố rộng rãi trong tự nhiên và có thể phân lập được các vi khuẩn này từ không khí, đất, nước, lương thực thực phẩm, dấm, rượu, bia, hoa quả… Có khoảng 20 loài thuộc giống Acetobacter đã được phân lập và mô tả, trong đó có nhiều loài có ý nghĩa kinh tế.

- Vi khuẩn Acetobacter:

 Dạng hình que, tuỳ điều kiện nuôi cấy (t0, thành phần môi trường nuôi cấy) mà các vi khuẩn acetobacter có thể sinh ra các tế bào có hình thái khác biệt dạng kéo dài hoặc phình to ra.

 Kích thước thay đổi tuỳ loài (0.3-0.6 x 1.0-8.0μm).

 Có thể di động (có tiên mao đơn hoặc chu mao), hoặc không di động (không có tiên mao).

 Không sinh nha bào tử.

 Hiếu khí bắt buộc.

 Chịu được độ acid cao.

 Vi khuẩn acetobacter có khả năng đồng hoá nhiều nguồn thức ăn cacbon khác nhau nhưng không sử dụng được tinh bột.

 Tế bào đứng riêng lẽ hoặc kết thành từng chuỗi.

 Có khả năng tạo thành váng trên môi trường lỏng, khả năng tạo thành váng thay đổi tuỳ loại:

o Acetobacter xylinum: tạo thành váng cellulose khá dày và chắc.

o Acetobacter orleanoe: tạo thành váng mỏng nhưng chắc.

o Acetobacter pasteurianum: tạo thành váng khô và nhăn nheo.

o Acetobacter suboxydans: tạo thành váng mỏng dễ tan rã.

o Acetobacter curvum: sinh acid acetic với nồng độ cao nhưng tạo thành váng không chắc chắn.

 Acetobacter có khả năng đồng hoá muối (NH4)+ và phân giải pepton. Một số loài đòi hỏi một số acid amin nhất định như acid pantothenic và các chất khoáng K, Mg, Ca, Fe, P, S …ở dạng muối vô cơ, hữu cơ hoặc hợp chất hữu cơ. Do đó bia, dịch tự phân nấm men, nước mạch nha, nước trái cây…là nguồn dinh dưỡng rất tốt cho sự phát triển của vi khuẩn actobacter..

 Ngoài khả năng oxy hoá ethanol thành acid acetic, một số loài acetobacter còn tổng hợp được vit B1, vit B2, oxy hoá sorbit thành đường sorbose (dùng trong công nghiệp sản xuất vit C)…

Phần bên dưới chỉ hiển thị một số trang ngẫu nhiên trong tài liệu. Bạn tải về để xem được bản đầy đủ

  • Sản xuất thạch dừa bằng vi khuẩn Acetobacter
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Sản xuất thạch dừa bằng vi khuẩn Acetobacter
  • Sản xuất thạch dừa bằng vi khuẩn Acetobacter
  • Sản xuất thạch dừa bằng vi khuẩn Acetobacter
  • Sản xuất thạch dừa bằng vi khuẩn Acetobacter
  • Sản xuất thạch dừa bằng vi khuẩn Acetobacter
  • Sản xuất thạch dừa bằng vi khuẩn Acetobacter
  • Sản xuất thạch dừa bằng vi khuẩn Acetobacter
  • Sản xuất thạch dừa bằng vi khuẩn Acetobacter
  • Sản xuất thạch dừa bằng vi khuẩn Acetobacter
  • Sản xuất thạch dừa bằng vi khuẩn Acetobacter
  • Sản xuất thạch dừa bằng vi khuẩn Acetobacter
  • Sản xuất thạch dừa bằng vi khuẩn Acetobacter
  • Sản xuất thạch dừa bằng vi khuẩn Acetobacter
  • Sản xuất thạch dừa bằng vi khuẩn Acetobacter
  • Sản xuất thạch dừa bằng vi khuẩn Acetobacter

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Sản xuất Thạch Dừa từ vi khuẩn Acetobacter ...

Upload: liemsolong

📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 1452
Lượt tải: 29

Đa dạng hóa các môi trường sản xuất ...

Upload: hoa_stock

📎
👁 Lượt xem: 632
Lượt tải: 23

Sản xuất thạch dừa

Upload: ntdhero

📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 1832
Lượt tải: 21

Ứng dụng vi sinh vật trong sản xuất thạch dừa

Upload: taothaochoick

📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 1968
Lượt tải: 18

Ứng dụng vi khuẩn lactic trong sản xuât tôm ...

Upload: linhbinbin

📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 1449
Lượt tải: 18

THỬ NGHIỆM SẢN XUẤT KHÁNG HUYẾT THANH KHÁNG ...

Upload: hungvuong62001

📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 645
Lượt tải: 16

Công nghệ lên men sản xuất sinh khối vi ...

Upload: hoadn

📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 2203
Lượt tải: 21

Tổng quan tài liệu về sản xuất cồn với vi ...

Upload: songchetvick

📎
👁 Lượt xem: 789
Lượt tải: 28

Cây dừa và CNSX Thạch dừa

Upload: hoangv258

📎
👁 Lượt xem: 507
Lượt tải: 20

Nâng cao chất lượng sữa chua bằng phương ...

Upload: ngoc_ha_trang0701

📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 620
Lượt tải: 18

Sản xuất sữa dừa đóng lon

Upload: kienmedia

📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 1564
Lượt tải: 25

Công nghệ sản xuất bột sữa dừa

Upload: xuanduc080191

📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 1019
Lượt tải: 20

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Sản xuất thạch dừa bằng vi khuẩn Acetobacter

Upload: quangviet_72

📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 826
Lượt tải: 27

CHUYÊN MỤC

Khoa học tự nhiên Sinh học
Sản xuất thạch dừa bằng vi khuẩn Acetobacter CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ THẠCH DỪA I.1. Giới thiệu Thạch dừa (Nata de coco) là một loại thức ăn phổ biến, có nguồn gốc từ Philippin, được tạo ra từ sự lên men nước dừa bởi vi khuẩn Acetobacter xylinum. Đây là một trong số các loại thực phẩm thương doc Đăng bởi
5 stars - 302136 reviews
Thông tin tài liệu 17 trang Đăng bởi: quangviet_72 - 08/07/2025 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 08/07/2025 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Sản xuất thạch dừa bằng vi khuẩn Acetobacter