Mã tài liệu: 296790
Số trang: 36
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,712 Kb
Chuyên mục: Sinh học
Dừa là cây ăn quả và là cây công nghiệp lâu năm. Dừa là cây ăn quả, cây to, cao (có thể cao tới 20m), thân trụ, có nhiều vết sẹo do bẹn lá rụng. Lá to dạng lông chim, mọc tập trung ở ngọn, quả hạch có vỏ ngoài, khi quả non màu lục, già màu nâu xám), nhẵn bóng, nhiều xơ, trong rắn (sọ dừa). Hạt có nội nhũ lỏng khi còn non, sau già đặc lại thành cùi
màu trắng. Những nơi trồng nhiều dừa nhất hiện nay là Philipin, Malaysia, Xrilanca, Indonesia, Việt Nam, Hải Nam (Trung Quốc) và một số nước ở châu Mỹ, châu Phi. Tại nước ta, dừa được trồng nhiều nhất ở Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long...
Dừa có nhiều công dụng: Quả non cho nước giải khát, quả già cho cùi ăn rất ngon và dùng chế biến nhiều loại thực phẩm ngon, bổ dưỡng như bánh dừa, sữa dừa, bơ dừa, kẹo dừa, dầu dừa... Nước dừa cho lên men thành rượu vang dừa rất ngon và bổ… Khô dầu dừa trộn vào thức ăn cho gia súc. Lá dừa dùng lợp nhà, đan phên. Xơ vỏ quả dừa dùng
làm thảm, bện thừng; thân và gáo dừa dùng chế đồ mỹ nghệ; đặc biệt than gáo dừa là nguyên liệu quý để chế than hoạt tính dùng trong y tế…
Sữa dừa, ở miền Nam gọi là nước cốt dừa, (chứa khoảng 17% chất béo) được tạo ra từ cơm dừa đã nạo nhỏ hòa với nước nóng. Nước cốt dừa là thành phần chủ yếu của các món ăn vùng Đông Nam Á và Việt Nam. Các bã sợi cơm dừa còn lại từ việc sản xuất sữa dừa được dùng làm thức ăn cho gia súc. Sữa dừa là sản phẩm được dùng khá phổ biến tại
Việt Nam đặc biệt là trong các món ăn của người dân Nam Bộ. Việc lựa chọn một quy trình tối ưu để sản xuất sữa dừa là cần thiết. Chính vì thế mục đích của bài tiểu luận “ Quy trình sản xuất sữa dừa đóng lon” là nhằm giới thiệu hai quy trình sản xuất “sữa dừa đóng lon”.
.....
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
1. GIỚI THIỆU VỀ QUẢ DỪA
1.1. Nguồn gốc
1.2. Cấu tạo
2. THÀNH PHẦN NGUYÊN LIỆU
2.1. Quả dừa
2.2. Cơm dừa
2.3. Nước
2.4.Đường saccharose
2.5. Phụ gia
3. QUY TRÌNH SẢN XUẤT
3.1. Sơ đồ khối quy trình 1
3.2. Sơ đồ khối quy trình 2
4. GIẢI THÍCH QUY TRÌNH
4.1. Quy trình 1
4.1.1. Tách xơ, tách gáo
4.1.2. Chần
4.1.3. Gọt vỏ nâu
4.1.4. Rửa
4.1.5. Nghiền
4.1.6. Ép
4.1.7. Lọc
4.1.8. Phối trộn
4.1.9. Đồng hóa
4.1.10. Rót lon
4.1.11. Bài khí – Ghép mí – Đóng lon
4.1.12. Tiệt trùng
4.2. Quy trình 2
4.2.1. Trích ly
4.2.2. Ép
5. SO SÁNH SỰ KHÁC NHAU HAI QUY TRÌNH
6. SẢN PHẨM – SỮA DỪA
6.1. Tính chất vật lý
6.2. Thành phần hóa học
6.3. Tính chất hóa lý của sữa dừa
6.4. Hệ nhũ tương của sữa dừa
6.5. Đặc tính cảm quan của sữa dừa
6.6. Tiêu chuẩn vi sinh của sữa dừa
6.7. Thành phần dinh dưỡng cuả một sản phẩm sữa dừa
7. THÀNH TỰU
8. TÀI LIỆU THAM KHẢO
-----------------------------------------------------------
GVHD: PGS.TS Lê Văn Việt Mẫn
SVTH: Trường ĐHBK TPHCM
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 1017
⬇ Lượt tải: 35
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 737
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 1452
⬇ Lượt tải: 29
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 1968
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 825
⬇ Lượt tải: 27
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 1625
⬇ Lượt tải: 24
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 3925
⬇ Lượt tải: 91
Những tài liệu bạn đã xem