Mã tài liệu: 300747
Số trang: 145
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,288 Kb
Chuyên mục: Hóa học
MS: LVHH-PPDH017
SỐ TRANG: 145
NGÀNH: HÓA HỌC
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC
TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
NĂM: 2009
GIỚI THIỆU LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hóa học là một bộ môn khoa học thực nghiệm, vì vậy việc lồng ghép các thí
nghiệm vào trong các bài học hóa học là một biện pháp quan trọng để nâng cao chất
lượng dạy và học.
Việc đổi mới phương pháp dạy học nước nhà đã và đang được triển khai trên
toàn quốc từ rất lâu nay, tuy nhiên không thể nói đến đổi mới phương pháp dạy học
mà không nói đến vai trò của thí nghiệm trực quan. Trước đây, phương pháp dạy
học của ta còn nặng về lý thuyết, rất nhiều học sinh do không hình dung được thí
nghiệm xảy ra như thế nào nên không thể tiếp thu kiến thức được, việc hiểu bài nhớ
bài là rất khó khăn. Lại có em có thể nói thông vanh vách kiến thức lý thuyết nhưng
đến khi cho thực nghiệm thì các em lại hoàn toàn lúng túng. Không chỉ có học sinh
bình thường mà có thể thấy ngay cả các học sinh đi tham dự các kỳ thi Olympic
quốc tế về một số môn học cần phải thực hành như vật lý, hoá học, sinh học của
những năm trước đây, khi mà điểm lý thuyết rất cao còn điểm thực hành lại gần như
không có.
Trong khi đó sử dụng thí nghiệm trực quan lại có rất nhiều ưu điểm có thể kể
ra như: thí nghiệm góp phần làm cho học sinh huy động được tất cả các giác quan
tham gia vào quá trình nhận thức, gây hứng thú học tập cho học sinh, kiến thức thu
được chắc chắn và sâu sắc, đồng thời lớp học sôi nổi, hăng hái. Thí nghiệm giúp
làm sáng tỏ lý thuyết, khơi dậy tính tò mò khoa học cho học sinh, rèn luyện kỹ năng
thực hành và nghiên cứu khoa học, thói quen giải quyết các vấn đề bằng khoa học.
Trước tình hình đó, các nhà giáo dục đã quyết định phải đưa các thí nghiệm
trực quan vào giảng dạy trong các trường phổ thông. Chỉ có minh hoạ bằng thí
nghiệm trực quan thì mới làm cho các em hiểu kiến thức sâu sắc và nhớ lâu. Có thể
đưa vào chương trình các hình ảnh minh hoạ, các tiết học thực hành thí nghiệm, các
mô hình thí nghiệm làm trên máy vi tính…
Tuy nhiên, theo thống kê của Bộ GD&ĐT cuối năm 2007, qua nhiều đợt
tăng cường cơ sở vật chất cho ngành giáo dục chỉ có 12/ 64 tỉnh, thành đáp ứng
90% nhu cầu phòng học; 8 tỉnh, thành đáp ứng 70-90% nhu cầu phòng thí nghiệm,
trong đó bậc THPT chỉ có 40% đạt chuẩn. Đó cũng là một thách thức đối với
phương châm “đào tạo thực nghiệm” mà ngành giáo dục nước ta đã và đang nỗ lực
theo đuổi.
Trước tình hình đó, tôi đã nghiên cứu đề tài về “Sử dụng thí nghiệm trong
dạy học môn hóa lớp 10, 11 trường trung học phổ thông tỉnh Dăk Lăk”.
2. Mục đích của việc nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng việc sử dụng thí nghiệm trong giảng dạy hóa học của
giáo viên từ đó tìm các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng sử dụng thí nghiệm
ở các trường THPT tỉnh Dăk Lăk.
3. Nhiệm vụ của đề tài
- Tìm hiểu về đặc trưng phương pháp dạy học hóa học, vai trò của thí
nghiệm, các hình thức thí nghiệm được sử dụng trong dạy học hóa học ở trường phổ
thông.
- Tìm hiểu thực trạng việc sử dụng thí nghiệm hóa học của giáo viên và thí
nghiệm thực hành của học sinh ở các trường phổ thông tại tỉnh Dăk Lăk.
- Đề xuất các biện pháp sử dụng thí nghiệm góp phần nâng cao chất lượng
dạy học hóa học ở trường phổ thông.
- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của một số biện
pháp.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: việc sử dụng thí nghiệm hóa học của giáo viên trong
dạy học hóa học ở trường THPT tại Dăk Lăk.
- Khách thể nghiên cứu: quá trình dạy học ở trường THPT.
5. Phạm vi nghiên cứu
Hiện nay tại Dăk Lăk có khoảng 47 trường THPT và cấp II, III. Trong đó có
37 trường THPT và cấp II, III công lập; 09 trường THPT bán công và 01 trường
THPT dân lập. Do thời gian có hạn nên trong phạm vi đề tài sẽ tập trung khảo sát
các trường THPT tại thành phố Buôn Ma Thuột và một số trường THPT ở các
huyện gần thành phố.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu đề ra các biện pháp hợp lý sẽ góp phần nâng cao chất lượng sử dụng thí
nghiệm hóa học của giáo viên, từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn hóa ở
trường THPT tại Dăk Lăk.
7. Phương pháp nghiên cứu
- Đọc và nghiên cứu tài liệu về thí nghiệm hóa học ở trường THPT, chú
trọng phần thí nghiệm của giáo viên và các nội dung liên quan đến đề tài nghiên
cứu.
- Phương pháp điều tra bằng phiếu câu hỏi.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp chuyên gia.
- Phương pháp xử lí thông tin.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
8. Đóng góp của đề tài nghiên cứu
- Đề xuất 9 biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thí nghiệm hóa học lớp 10,
11 THPT ở Dăk Lăk.
- Sưu tập và sắp xếp một số video thí nghiệm theo từng chương, từng khối
lớp có thể hỗ trợ cho giáo viên giảng dạy.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 123
👁 Lượt xem: 522
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 457
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 582
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 152
👁 Lượt xem: 807
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 150
👁 Lượt xem: 609
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 164
👁 Lượt xem: 651
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 149
👁 Lượt xem: 872
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 127
👁 Lượt xem: 720
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 168
👁 Lượt xem: 592
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 241
👁 Lượt xem: 733
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 511
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 127
👁 Lượt xem: 538
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 145
👁 Lượt xem: 663
⬇ Lượt tải: 16