Mã tài liệu: 300749
Số trang: 149
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,223 Kb
Chuyên mục: Hóa học
MS: LVHH-PPDH016
SỐ TRANG: 149
NGÀNH: HÓA HỌC
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC
TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
NĂM: 2009
GIỚI THIỆU LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Qua quá trình tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy:
1.1. Dân tộc ta vốn có truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo. Truyền
thống tốt đẹp đó là nền tảng vững chắc giúp chúng ta xây dựng nên nền giáo dục
nước nhà. Trong tiến trình hội nhập, giáo dục nước ta giao lưu sâu rộng với nhiều
nước trên thế giới. Qua đó cho thấy nhiều tư tưởng giáo dục do ông cha ta để lại có
giá trị ngang tầm với giáo dục hiện đại trên thế giới, chẳng hạn như: “lấy việc học
làm gốc”, “học một biết mười”, “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, “Học để
hành, hành để học”, “Không thầy đố mầy làm nên”, “Học thầy không tầy học
bạn”... Khẳng định giá trị những tư tưởng giáo dục nước nhà, tiếp thu có chọn lọc
tinh hoa của giáo dục thế giới là xu hướng phát triển tất yếu của giáo dục Việt Nam.
1.2. Đổi mới giáo dục là hoạt động thường xuyên, liên tục. Trong thời gian
qua, giáo dục nước ta đã thực hiện nhiều cuộc cải cách nhưng kết quả đem lại chưa
như mong đợi. Do đó, giáo dục nước nhà cần có sự thay đổi triệt để hơn. Điều này
đã được khẳng định trong Nghị quyết Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam về
định hướng phát triển giáo dục và đào tạo 5 năm 2006 – 2010: “Đổi mới tư duy giáo
dục một cách nhất quán, từ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp đến cơ
cấu và hệ thống tổ chức, cơ chế quản lý để tạo được chuyển biến cơ bản và toàn
diện của nền giáo dục nước nhà, tiếp cận với trình độ giáo dục của khu vực và thế
giới; khắc phục cách đổi mới chắp vá, thiếu tầm nhìn tổng thể, thiếu kế hoạch đồng
bộ. Phấn đấu xây dựng nền giáo dục hiện đại, của dân, do dân và vì dân, đảm bảo
công bằng về cơ hội học tập cho mọi người, tạo điều kiện để toàn xã hội học tập và
học tập suốt đời, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước...”.
Thực hiện được điều này, chúng ta sẽ phát triển nền giáo dục nước nhà ngang tầm
và tiến cùng sự phát triển của giáo dục thế giới.
1.3. Trong vài năm qua, đổi mới PPDH là trọng tâm trong công tác đổi mới
giáo dục. Tuy nhiên, hoạt động đổi mới phương pháp còn có nhiều hạn chế, chẳng
hạn như một số GV còn lúng túng khi tiếp cận PPDH mới. Thực tế trên đòi hỏi cần
có nhiều hơn những nghiên cứu về các PPDH hiện đại và vận dụng chúng vào dạy
học từng nội dung cụ thể trong chương trình phổ thông.
1.4. LTKT ra đời từ cuối thế kỉ 18 và phát triển mạnh mẽ vào cuối thế kỉ 20.
PPDHKT được xây dựng dựa trên LTKT. Trong PPDHKT, người học tích cực, chủ
động kiến tạo kiến thức của bản thân qua kinh nghiệm vốn có và tương tác với môi
trường học tập. DHKT không chỉ giúp người học nắm được kiến thức, kĩ năng, kĩ
xảo cần có mà quan trọng hơn là thúc đẩy được khả năng tư duy, sáng tạo của người
học và những trải nghiệm trong thực tế giúp người học hoàn thiện khả năng làm
người đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội.
1.5. Hiện nay, trong các hướng nghiên cứu về LTKT thì vấn đề được nhiều
nhà khoa học quan tâm là vận dụng lý thuyết này vào DH. Ở nước ta, đã có một số
đề tài nghiên cứu vận dụng các tư tưởng, quan điểm của LTKT vào DH và bước đầu
đã thu được những thành công nhất định. Tuy nhiên, số lượng các nghiên cứu này
còn ít do đó cần phải tiếp tục thực hiện các đề tài nghiên cứu theo hướng này.
1.6. Hóa học hữu cơ có vai trò quan trọng trong khoa học hóa học. Đến nay,
đã có hàng chục triệu hợp chất hữu cơ được nghiên cứu. Kiến thức về hóa học hữu
cơ rất cần thiết đối với mỗi người. Phần hiđrocacbon hóa học 11 nâng cao THPT có
vị trí quan trọng vì chúng cung cấp các bài học về hiđrocacbon, là nguồn nhiên liệu
và nguyên liệu chính trong các hoạt động sống của con người hiện nay.
Những lý do trên là cơ sở để chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu với tiêu đề:
“PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KIẾN TẠO VÀ VẬN DỤNG TRONG DẠY HỌC
PHẦN HIĐROCACBON HÓA HỌC 11 NÂNG CAO TRUNG HỌC PHỔ THÔNG”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu về PPDHKT và vận dụng PPDHKT trong dạy học phần
hiđrocacbon hóa học 11 nâng cao nhằm nghiên cứu một PPDH hiệu quả, góp phần
đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng dạy học và tìm hiểu khả năng áp dụng của
LTKT trong dạy học hóa học ở nước ta.
3. Nhiệm vụ của đề tài
- Tìm hiểu đặc trưng cuộc cách mạng học tập trên thế giới và các xu hướng,
định hướng đổi mới PPDH hiện nay.
- Nghiên cứu các thuyết học tập, trong đó đi sâu tìm hiểu LTKT.
- Xây dựng cơ sở lý luận của PPDHKT và tiến trình dạy học theo PPDHKT.
- Nghiên cứu nội dung chương trình và thiết kế một số bài học phần
hiđrocacbon hóa học 11 nâng cao THPT dựa trên PPDHKT.
- Thực nghiệm sư phạm để xác định hiệu quả và tính khả thi của những đề
xuất trong đề tài.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học hóa học ở trường THPT.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
PPDHKT và việc vận dụng trong dạy học phần hiđrocacbon hóa học 11 nâng
cao THPT.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu PPDHKT và vận dụng phương pháp này trong
dạy học phần hiđrocacbon hóa học 11 nâng cao THPT.
- Về địa bàn thực nghiệm sư phạm: chủ yếu trong phạm vi tỉnh Đồng Nai và
thành phố Hồ Chí Minh.
- Về thời gian thực hiện đề tài: Từ 01/04/08 đến 30/06/09.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu thực hiện dạy học bằng PPDHKT trong phần hiđrocacbon hóa học 11
nâng cao THPT thì HS nắm vững kiến thức về hiđrocacbon, mở rộng kiến thức bản
thân bằng cách giải quyết các tình huống học tập, thúc đẩy tính tích cực, chủ động
và sáng tạo của HS trong học tập, thay đổi cách học ở mỗi HS và tạo hứng thú nhận
thức làm cho HS yêu thích bộ môn hóa học.
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận
- Quan điểm tiếp cận hệ thống.
- Quan điểm tiếp cận hoạt động – tương tác.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các nguồn tài liệu để xây
dựng nội dung đề tài.
7.2.2. Phương pháp điều tra, thu thập thông tin
- Quan sát, trò chuyện, phỏng vấn.
- Điều tra bằng phiếu câu hỏi.
7.2.3. Phương pháp thực nghiệm
Thực hiện thực nghiệm sư phạm.
7.2.4. Phương pháp xử lý thông tin
Phương pháp thống kê: lập bảng số liệu, xây dựng đồ thị và tính các tham số
đặc trưng.
8. Đóng góp mới của luận văn
8.1. Về lý luận
- Góp phần làm sáng tỏ và phong phú thêm các vấn đề về LTKT trong giáo
dục thông qua việc nghiên cứu PPDHKT.
- Góp phần làm sáng tỏ và phong phú thêm các vấn đề về lý luận dạy học
thông qua nội dung LTKT, PPDHKT và vận dụng chúng trong dạy học hóa học.
8.2. Về thực tiễn
- Thiết kế một số bài học theo PPDHKT.
- Xác định khả năng áp dụng PPDHKT vào dạy học bộ môn hóa học thông
qua nội dung phần hiđrocacbon hóa học 11 nâng cao THPT.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 123
👁 Lượt xem: 522
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 138
👁 Lượt xem: 735
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 119
👁 Lượt xem: 643
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 128
👁 Lượt xem: 419
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 128
👁 Lượt xem: 33
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 337
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 163
👁 Lượt xem: 670
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 472
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 145
👁 Lượt xem: 663
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 115
👁 Lượt xem: 590
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 140
👁 Lượt xem: 691
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 173
👁 Lượt xem: 751
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 149
👁 Lượt xem: 873
⬇ Lượt tải: 18