Mã tài liệu: 87966
Số trang: 35
Định dạng: docx
Dung lượng file: 310 Kb
Chuyên mục: Văn học
Văn xuôi Việt Nam thời đổi mới là một bộ phận văn học phong phú và đa dạng. Nhắc đến nó, hầu như bạn đọc nghĩ ngay đến Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Chu Lai, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Bình Phương, Bảo Ninh... và rất nhiều tên tuổi khác. PGS.TS Nguyễn Thị Bình đã đánh giá: "Trong lịch sử văn học dân tộc, có lẽ chưa khi nào văn xuôi chiếm địa vị thống trị văn đàn như vậy. Những hiện tượng mới lạ gây dư luận ồn ào và kéo dài, những diễn biến phức tạp và bất ngờ của quá trình tiếp nhận văn học...chủ yếu diễn ra ở văn xuôi".(Nguyễn Thị Bình - Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau 1975).
Một trong những vấn đề được văn xuôi Việt Nam thời đổi mới quan tâm là tình trạng cô đơn của con người. Nằm trong mạch cảm hứng khám phá số phận con người mỗi nhà văn có những nét riêng biệt, đào sâu theo một hướng khác nhau khi cùng khai thác chủ đề cô đơn.
Cái cô đơn mà Nguyễn Huy Thiệp nói đến chủ yếu là cái cô đơn bản thể luận. Trẻ con cô đơn là bởi không hiểu vì sao chúng được sinh ra, cuộc đời chúng sẽ như thế nào. Người lớn cô đơn bởi họ đã chọn cho mình một đích sinh tồn mà họ biết rằng con đường đến đó thật đa đoan và họ phải bước đi một mình, mất tất cả tự do khi tới đích.
Phan Thị Vàng Anh nói đến cả hai trạng thái tự cô đơn và bị cô đơn trong sáng tác của chị. Họ là những người trẻ tuổi luôn ở trạng thái hẫng hụt, chơi vơi, cô đơn vì không có điểm tựa tinh thần. Họ sống chông chênh, hờ hững. Đối với họ cuộc sống lúc nào cũng toát ra mùi vị đơn điệu, buồn chán, nhạt nhẽo.
Còn cái cô đơn của Phạm Thị Hoài nói đến là một kiểu lựa chọn hiện sinh, theo đó cô đơn là điều kiện của sự sinh tồn. Cái cô đơn gắn liền với ấn tượng về một thế giới khủng hoảng, con người tha hoá, vong bản, mất khả năng giao tiếp. Ở đó khuôn mặt riêng của mỗi người bị xoá nhoà, đó là những con người không có mặt.
Phạm Thị Hoài được đánh giá là kết tinh đầy ấn tượng của đổi mới văn học. Ấn tượng về lối viết tỉnh táo, sắc lạnh nhưng thấm đẫm nỗi xót xa về một kiếp người, về thế giới phân rã, không hoàn nguyên. Ấn tượng về những triết lí vừa có vẻ sâu sắc, vừa có vẻ cực đoan. Về những kết cấu độc đáo, những nhân vật không giống ai. Về ngôn ngữ vừa sắc lạnh, trần trụi, vừa man mác trữ tình và giàu suy tư. Về một tinh thần cách tân quyết liệt. Phạm Thị Hoài đã dọn ra "món ăn tinh thần" có sức hấp dẫn thực sự, khẳng định hành trình đầy bản lĩnh của một nhà văn hiện đại.
Hình tượng con người cô đơn trong tiểu thuyết "Thiên sứ" trở thành hình tượng độc đáo về thế giới hiện tại. Qua hình tượng này, tư tưởng nghệ thuật của nhà văn bộc lộ khá tập trung và sắc nét, chủ đề cô đơn qua đó đã trở thành một giá trị nhân văn mới mẻ làm giàu thêm hệ thẩm mĩ quen thuộc của văn học Việt Nam.
Chúng tôi nghĩ rằng, dự cảm về sự cô đơn và nhu cầu biểu hiện nó xuất hiện sớm ở thơ sau 1975 với Xuân Quỳnh, Ý nhi, Chế Lan Viên là những trường hợp tiêu biểu; càng ngày càng đậm lên thành cái nhìn phổ biến của những "cái tôi" trữ tình ráo riết đi tìm mình giữa sự đụng độ gay gắt của các hệ giá trị với Nguyễn Quang Thiều, Đồng Đức Bốn, Vi Thuỳ Linh... Còn trong văn xuôi, nó thấp thoáng sau những trăn trở của Nguyễn Minh Châu về số phận người dân, về sự huỷ diệt của chiến tranh, sau bi kịch lạc thời của người trí thức mà Ma Văn Kháng, Nguyễn Khải trình bày; rồi hiện diện thường xuyên như vị khách quen trong sáng tác của Tạ Duy Anh, Đố Hoàng Diệu...sau này.
Do khuôn khổ của một chuyên đề nên chúng tôi chọn Phạm Thị Hoài như một đại biểu của văn xuôi thời đại mới trong mạch tư tưởng về con người cô đơn.
Đó là những lí do chúng tôi chọn đề tài: Hình tượng con người cô đơn trong tiểu thuyết "Thiên sứ" của Phạm Thị Hoài như một bước khỏi đầu cho nỗ lực chiếm lĩnh những kinh nghiệm nghệ thuật mới.
Kết cấu luận văn là:
Chương I:Khái quát về hình tượng con người cô đơn
Chương II:Từ ý thức đổi mới văn học đến quan niệm về con người cô đơn của Phạm Thị Hoài qua "Thiên sứ"
Chương III:Những dạng thức chủ yếu của con người cô đơn
trong "Thiên sứ"
Chương IV:Một số phương thức nghệ thuật khắc hoạ hình tượng con người cô đơn trong "Thiên sứ" của Phạm Thị Hoài
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 706
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 678
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 641
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 504
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 690
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 1433
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 124
👁 Lượt xem: 858
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 119
👁 Lượt xem: 457
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 351
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 578
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 567
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 4035
⬇ Lượt tải: 20