Mã tài liệu: 104893
Số trang: 124
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Văn học
Văn xuôi Việt Nam hiện đại thời kỳ đổi mới có dung lượng phản ánh rộng lớn hết sức sinh động. Bằng sự chiêm nghiệm sâu sắc, sự nghiên cứu nghiêm túc đối tượng phản ánh, các tác giả đã dựng lại những bức tranh chân thực và rộng lớn với tất cả sự đa dạng của hiện thực phong phú và phức tạp. Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái là các nhà văn có đóng góp to lớn trong nền văn học hiện đại thời ký đổi mới. Trong sáng tác của họ, muôn mặt của bức tranh xã hội được miêu tả, được phản ánh một cách sâu sắc, đa chiều, đáp ứng được yêu cầu khách quan của cuộc sống, giúp người đọc nhìn rõ bản chất của hiện thực.
Luận văn được nghiên cứu xuất phát từ sự yêu mến và cảm phục của tác giả đối với những dòng tư tưởng chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc của ba nhà văn Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái. Đây là các nhà văn có nhiều thành tựu trong việc dùng văn chương để đấu tranh cho cái thiện, cái chính nghĩa của cuộc sống. Với nhiều truyện ngắn và tiểu thuyết có giá trị hiện thực, các tác giả này đã ý thức được sứ mệnh viết văn là để bảo vệ và khẳng định những giá trị chân chính của con người; thể hiện sự quan tâm tới việc hình thành đạo đức và nhân cách con người, thể hiện sự hiểu biết sự định hình tính cách con người Việt Nam hiện đại với những mặt mạnh, mặt yếu của nó.
Luận văn nghiên cứu cách nhìn đa chiều, mới mẻ về con người và cuộc sống trong thời kỳ hậu chiến của các nhà văn Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái qua đó làm sáng tỏ những tác động và ảnh hưởng của một hiện thực còn ngổn ngang đến cuộc sống của con người như thế nào. Qua đây, luận văn cũng làm sáng tỏ cảm hứng chủ đạo của các nhà văn được thể hiện qua các tác phẩm, đó là cảm hứng phê phán mang tính tích cực để gióng lên những hồi chuông để cảnh tỉnh con người tránh xa tội ác, lừa lọc, phản trắc để xây dựng một xã hội với những con người có phẩm chất cao đẹp, sống có nghĩa tình, nhân hậu.
Bố cục của luận văn bao gồm 3 chương:
Chương I: Chân dung cái xấu trong diện mạo những con người cụ thể.
Chương II: Tính nhân văn trong cảm hứng phê phán của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái.
Chương III: Nghệ thuật biểu hiện cảm hứng phê phán của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 1431
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 151
👁 Lượt xem: 450
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 119
👁 Lượt xem: 455
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 398
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 116
👁 Lượt xem: 500
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 560
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 502
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 4033
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 709
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 155
👁 Lượt xem: 469
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 113
👁 Lượt xem: 373
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 538
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 124
👁 Lượt xem: 856
⬇ Lượt tải: 17