Tìm tài liệu

Than phan Thien Su trong tac pham cung ten cua Pham Thi Hoai

Thân phận Thiên Sứ trong tác phẩm cùng tên của Phạm Thị Hoài

Upload bởi: xxb4b3xx

Mã tài liệu: 233071

Số trang: 8

Định dạng: doc

Dung lượng file: 80 Kb

Chuyên mục: Văn học

Info

[FONT="]Tôi vẫn thường tâm niệm rằng các nghệ sĩ, đặc biệt là những nhà văn là những người may mắn (theo một cách nào đó) vì luôn nhạy cảm nhận ra được sứ mệnh của mình, điều còn lại là có đủ kiên nhẫn và dũng cảm theo đuổi nó hay không?

[FONT="] Phạm Thị Hoài có sứ mạng trở thành một nhà văn, một người đổi gió cho văn học. Nhà văn ngay từ những sáng tác ban đầu đã thể hiện là một cây bút cá tính mạnh mẽ, luôn có ý thức cách tân văn học một cách triệt để và quyết liệt.

[FONT="]Thiên sứ[FONT="] là tiểu thuyết đầu tay của nhà văn, ngay từ buổi đầu mới ra đời đã tạo sóng gió. Cũng giống như các tác phẩm gây hấn khác như Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai, Bến không chồng của Dương Hướng, Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp Thiên sứ đã khuấy động văn đàn. Những dư luận trái chiều xuất hiện trong một khoảng thời gian dài. Và càng về sau, những ý kiến, nhận định đều gần như thống nhất, khẳng định đây là một trong những tiểu thuyết có giá trị của văn học hiện đại sau 75, thể hiện một lối văn mở đường cho một khuynh hướng tiểu thuyết trong văn học mới.

[FONT="]Thiên sứ[FONT="] được dịch sang tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Ý, Đức và Phần Lan. Năm 1993, bản dịch Thiên sứ bằng tiếng Đức đã đoạt giải “Tiểu thuyết nước ngoài hay nhất” của tổ chức Frankfurt Literaturpreis trao tặng hàng năm cho tiểu thuyết xuất bản tại Đức. Riêng bản dịch tiếng Anh thì đoạt giải Dinny O'Hearn cho thể loại văn học dịch vào năm 2000. Những đánh giá trong và ngoài nước đã cho thấy Thiên sứ là một tác phẩm có giá trị lớn, một bước tiến của tiểu thuyết Việt Nam trên con đường giao lưu, tiếp biến với văn học thế giới.

[FONT="]Hiện nay đã có nhiều những công trình nghiên cứu, những bài viết tiếp cận tác phẩm này từ nhiều khía cạnh khác khau. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ bàn về nhân vật thiên sứ trong tác phẩm qua đó lí giải rõ hơn về quan niệm về con người, cái đẹp của nhà văn.

[FONT="]1. "Thiên sứ" trong mẫu gốc.

[FONT="]Thiên sứ (anges) hay còn gọi là thiên thần là một trong những mẫu gốc có ý nghĩa quan trọng trong biểu tượng văn hoá nhân loại, đặc biệt là trong văn hoá phương Tây.

[FONT="]Thiên sứ được xem là "sinh linh môi giới giữa thượng đế và nhân thế, được hình dung dưới nhiều dạng thức khác nhau trong văn bản Akkad, Ougarit, Kinh Thánh và trong các sách thánh khác. Họ hoặc là những sinh linh thuần tuý tinh thần, hoặc là những thân thể bằng thanh khí, không khí, song họ chỉ có thể mang hình dạng của con người (892-11). Thiên sứ thường có vẻ đẹp thánh thiện. Vẻ đẹp của thiên sứ thường được gợi lên từ khuôn mặt. Vì vậy mà biểu tượng phái sinh phổ biến của thiên sứ là gương mặt thiên sứ. Hình dáng ngoài của thiên sứ còn có nét đáng chú ý là đôi cánh trắng và vầng hào quang, thể hiện nét khác biệt của thần linh. Đôi cánh trắng còn gợi đến một biến thể hình hài khác của thiên sứ là hình dáng thiên nga.

[FONT="] Mẫu cổ thiên sứ tồn tại song song với quá trình phát triển ý thức nhân loại. Ngay cả khi khoa học phát triển, sản phẩm của trí tưởng tượng ban sơ này vẫn có vị trí nhất định trong đời sống văn hoá, tinh thần của con người.

[FONT="]Cổ mẫu thiên sứ có nhiều những ý nghĩa khác nhau, thiên sứ cứu nạn, thiên sứ truyền giải, thiến sứ huỷ diệt, sứ giả của giao ước, thiên sứ đứng chầu Thiên Chúa, cũng có một nhóm thiên sứ ác Trong các lớp nghĩa biểu trưng đó có 3 ý nghĩa biểu trưng đáng chú ý:

[FONT="]Thứ nhất, Thiên sứ đóng vai trò là sứ giả của thượng đế, " thiên sứ là quân đội của chúa trời, triều đình của Ngài, nhà cửa Ngài. Họ truyền những mệnh lệnh của chúa và quan sát thế gian. "(893. 11).

[FONT="]Từ ý nghĩa đó, hình ảnh thiên sứ luôn gắn với hình ảnh là hiện thân của chúa trơì, thượng đế, ngọc hoàng. Thiên sứ luôn mang những tin tức tốt lành cho con người, gắn với cái thiện.

[FONT="]Thứ hai, Thiên sứ còn đóng vai trò bảo hộ các dân tộc, thánh quốc. Thời trung cổ, các thiên thần can thiệp khi có nguy cơ chiếnh tranh thập tự chinh. Thiên sứ cũng có ý nghĩa là cái thiện, luôn đối đầu với ác quỉ để bảo vệ con người.

[FONT="]Thứ ba, thiên sứ còn có ý nghĩa là sự cứu rỗi tâm hồn của con người. Thiên sứ hiện thân cho vẻ đẹp trinh khiết, trắng trong, mang lại sứ thanh tẩy tâm hồn người. "trong một dị bản muộn nhất của một ruyện cổ Ailen, mang tên là "cái chết của Cuchumlainn có mtọ đoạn:người anh hùng xuất chinh và có nguy cơ tử trận thấy hiện lên một đoàn thiên thần và họ hát cho chàng nghe một bản nhạc của thiên đường" (892,11). Sự xuất hiện của thiên sứ cùng bài hát thiên đường tượng trưng cho lễ cầu hôn, rửa tội cuối cùng của con người trước khi lìa xa trần thế

Phần bên dưới chỉ hiển thị một số trang ngẫu nhiên trong tài liệu. Bạn tải về để xem được bản đầy đủ

  • Thân phận Thiên Sứ trong tác phẩm cùng tên của Phạm Thị Hoài
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Thân phận Thiên Sứ trong tác phẩm cùng tên của Phạm Thị Hoài
  • Thân phận Thiên Sứ trong tác phẩm cùng tên của Phạm Thị Hoài
  • Thân phận Thiên Sứ trong tác phẩm cùng tên của Phạm Thị Hoài
  • Thân phận Thiên Sứ trong tác phẩm cùng tên của Phạm Thị Hoài
  • Thân phận Thiên Sứ trong tác phẩm cùng tên của Phạm Thị Hoài
  • Thân phận Thiên Sứ trong tác phẩm cùng tên của Phạm Thị Hoài
  • Thân phận Thiên Sứ trong tác phẩm cùng tên của Phạm Thị Hoài
  • Thân phận Thiên Sứ trong tác phẩm cùng tên của Phạm Thị Hoài

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Hình tượng con người cô đơn trong văn xuôi ...

Upload: hoangphuongco

📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 4033
Lượt tải: 20

Một số phương thức nghệ thuật khắc hoạ hình ...

Upload: thiennt

📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 677
Lượt tải: 23

Một số phương thức nghệ thuật khắc hoạ hình ...

Upload: dinhthodat

📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 640
Lượt tải: 17

Từ ý thức đổi mới văn học đến quan niệm về ...

Upload: nguyenvantuat

📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 704
Lượt tải: 21

Tô Hoài và các tác phẩm

Upload: loanltx

📎 Số trang: 111
👁 Lượt xem: 574
Lượt tải: 17

Bài tiểu luận đề cương tính thời sự trong ...

Upload: tri989

📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 424
Lượt tải: 17

Biểu hiện của tính quy phạm và tính bất quy ...

Upload: penistock

📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 3244
Lượt tải: 39

Tâm trạng bi kịch của người đàn ông qua hai ...

Upload: rungvangbienxanh

📎 Số trang: 111
👁 Lượt xem: 786
Lượt tải: 16

Tâm trạng bi kịch của người đàn ông qua hai ...

Upload: gladius_vn

📎 Số trang: 108
👁 Lượt xem: 1163
Lượt tải: 17

Lương thực của thiên sứ

Upload: mrducthuan

📎
👁 Lượt xem: 317
Lượt tải: 16

Sự chuyển thể từ truyện ngắn sang kịch bản ...

Upload: tranchiphuc

📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 486
Lượt tải: 18

Sự chuyển thể từ truyện ngắn sang kịch bản ...

Upload: gaga052009

📎
👁 Lượt xem: 392
Lượt tải: 25

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Thân phận Thiên Sứ trong tác phẩm cùng tên ...

Upload: xxb4b3xx

📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 688
Lượt tải: 22

CHUYÊN MỤC

Văn hóa nghệ thuật Văn học
Thân phận Thiên Sứ trong tác phẩm cùng tên của Phạm Thị Hoài [FONT=&quot]Tôi vẫn thường tâm niệm rằng các nghệ sĩ, đặc biệt là những nhà văn là những người may mắn (theo một cách nào đó) vì luôn nhạy cảm nhận ra được sứ mệnh của mình, điều còn lại là có đủ kiên nhẫn và dũng cảm theo đuổi nó hay không? doc Đăng bởi
5 stars - 233071 reviews
Thông tin tài liệu 8 trang Đăng bởi: xxb4b3xx - 09/03/2024 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 09/03/2024 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Thân phận Thiên Sứ trong tác phẩm cùng tên của Phạm Thị Hoài