Mã tài liệu: 238273
Số trang: 28
Định dạng: doc
Dung lượng file: 115 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
MỞ ĐẦU
I. Vị trí, vai trò của các tư tưởng và học thuyết chương trình trong sự phát triển xã hội.
Lịch sử các học thuyết chính trị chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống các môn Khoa học xã hội. Nó là lịch sử quá trình đang tiến triển nhằm nhận thức các hình tháicht của đời sống xã hội. Hệ tư tưởng chính trị gắn bó mật thiết với sự tồn tại của xã hội và Nhà nước có giai cấp bởi vì nó phản ánh mối quan hệ giữa các giai cấp, các đảng phái, các nhóm xã hội với chế độ nhà nước.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, các học thuyết chính trị là sự thể hiện cô đọng những lợi ích kinh tế của giai cấp này hoặc giai cấp khác. Những lợi ích kinh tế ấy của các giai cấp cần có quyền lực chính trị bảo vệ và vì vậy nó thúc đẩy các giai cấp này phải nghiên cứu và chứng minh những tư tưởng chính trị của mình. Lợi ích kinh tế của các giai cấp khác nhau thì khác nhau. Chính vì thế nảy sinh những cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt. Phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp đó trên bình diện tư tưởng là sự đối chọi của các học thuyết xung đột tư tưởng. Sự thắng thế của một học thuyết thời lưu tư tưởng này hay khác đều có tác dụng quan trọng đối với khuynh hướng phát triển xã hội.
-Những tư tưởng chính trị phục vụ các lực lượng lỗi thời trong xã hội, bảo vệ chế độ kinh tế - xã hội và kiến trúc thượng tầng chính trị của chế độ đang suy tàn. Các tác dụng cản trở sự phát triển xã hội và vì vậy chúng là những học thuyết, tư phản động.
Những tư tưởng và những quan điểm chính trị mới tiến bộ phục vụ lợi ích của các lực lượng tiên tiến trong xã hội, phản ánh những lợi ích của các giai cấp tiến bộ trong xã hội nảy sinh trên cơ sở phát triển đầy đủ những nhu cầu về vật chất và tinh thần của đời sống xã hội.
Những tư tưởng và học thuyết ấy tạo điều kiện xoá bỏ chế độ chính trị xã hội cũ và sản sinh củng cổ chế độ chính trị xã hội mới.
Chính do tính chất đối khàng nhau nưh vậy mà các tư tưởng và học thuyết chính trị tiến bộ luôn xuất hiện và phát triển trong cuộc đấu tranh với các học thuyết phản động. Lênin đã chỉ rõ: “lịch sử tư tưởng chính trị là lịch sử của quá trình thay thế của tư tưởng, do đó là lịch sử đấu tranh tư tưởng”. (LN Toàn tập T25, tr.131).
-Sau khi ra đời các học thuyết tiến bộ trở thành tài sản của quần chúng nhân dân, động viên, tổ chức quần chúng đấu tranh chống lại các lực lượng phản động trong xã hội. Vai trò tổ chức của các tư tưởng và học thuyết đặc biệt trong thời gian diễn ra các cuộc cách mạng xã hội. Không có học thuyết, không có tư tưởng chỉ đạo thì không thể có sự biến đổi cách mạng. Trong những hoàn cảnh ấy, những tư tưởng và học thuyết tiên tiến kêu gọi quần chúng lao động đoàn kết và phát động họ tham gia cuộc đấu tranh vì một chế độ chính trị xã hội mới mới, một một thiết chế nhà nước và pháp quyền mới. Cách mạng mới mà nhiệm vụ chính trị của nó là xoá bỏ dưới hình thức này hoặc hình thức khác các mối quan hệ sản xuất đã lỗi thời làm cho chúng phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
-Mỗi giai cấp đều đưa ra những học thuyết và tư tưởng chính trị của mình. Những học thuyết và tư tưởng thống trị trong xã hội, là những tư tưởng, học thuyết giai cấp thống trị, giai cấp cầm quyền. Những tư tưởng và học thuyết khác tồn tại trong xã hội là những học thuyết và tư tưởng của giai cấp không giữ địa vị thống trị, nó được đưa ra để bảo vệ và chứng minh cho những đòi hỏi thống trị về kinh tế và xã hội của giai cấp ấy. Nó thúc đẩy quá trình làm tan rã những điều kiện vật chất cũ và làm phát sinh những nhân tố cách mạng mới.
-Giữa các học thuyết và tư tưởng không có sự tách rời riêng biệt tuyệt đối mà chúng chịu tác động, ảnh hưởng qua lại của nhau. Người ta không thể giới thiệu một khuynh hướng tư tưởng này hay khác bằng một sự vay mượn trần trụi, bằng một sự chuyển dịch máy móc các tư tưởng từ hoàn cảnh lịch sử này sang hoàn cảnh lịch sử khác. Song người ta cũng không thể giải thích cặn kẽ thấu đáo một hệ tư tưởng nếu cô lập tuyệt đối nó.
Chính vì thế nghiên cứu các học thuyết chính trị là cơ sở nền tảng để tìm hiểu về Nhà nước và pháp luật. Cuộc đấu tranh và sự thay thế các khuynh hướng chính trị chủ yếu đã làm bộc lệ sâu sắc bản chất giai cấp của các thiết chế nhà nước và pháp luật, những thiết đã hình thành và phát triển phù hợp với các tư tưởng chính trị pháp luật.
II. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của môn khoa học lịch sử các học thuyết và tư tưởng chính trị.
Môn lịch sử các học thuyết và tư tưởng chính trị nghiên cứu các tư tưởng và học thuyết chính trị pháp luật trong lịch sử, có nghĩa là nghiên cứu chúng trong quá trình phát sinh và phát triển trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 3450
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 444
⬇ Lượt tải: 26
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 399
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 530
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 486
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 379
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 346
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 2169
⬇ Lượt tải: 58
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 523
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 573
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 412
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 568
⬇ Lượt tải: 20
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 680
⬇ Lượt tải: 19