Mã tài liệu: 286334
Số trang: 13
Định dạng: zip
Dung lượng file: 77 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Chính trị là một lĩnh vực của đời sống xã hội kể từ khi xã hội phân chia thành giai cấp và tổ chức thành nhà nước. Và từ đó cuộc đấu tranh giành, giữ, sử dụng sức mạnh chính trị, quyền lực chính trị đã trở thành cuộc đấu tranh giai cấp, động lực cho sự phát triển xã hội. Đây là lĩnh vực phức tạp nhất, nhạy cảm nhất và có vai trò ngày càng quan trọng. Từ thời cổ đại, các khía cạnh khác nhau của chính trị đã được nhiều nhà tư tưởng lớn quan tâm và nghiên cứu. Như quyền lực chính trị, các thể chế chính trị, động lực chính trị, chính trị với văn hoá và kinh tế…Nhưng bất cứ khía cạnh nào mà không kể đến yếu tố con người thì thật thiếu sót bởi con người là chủ thể của chính trị, là chủ thể nắm bắt quy luật và vận hành nền chính trị - những con người chính trị và sẽ có thể trở thành những thủ lĩnh chính trị. Chính vì thế mà phạm trù con người chính trị luôn được các nhà triết học, các nhà tư tưởng, các chính trị gia từ cổ đại đến cận, hiện đại, từ Tây sang Đông dày công khảo cứu để rút ra được những đặc điểm, quy luật vận động chung.
Để hiểu được khái niệm con người chính trị, trước hết cần phải hiểu khái niệm chính trị. Đến nay vẫn còn có rất nhiều quan điểm khác nhau về phạm trù chính trị.
Theo Platôn, nhà triết học cổ đại Hy Lạp, trong tác phẩm Chính trị, đã xem chính trị là “nghệ thuật cung đình”. Theo ông, đó là nghệ thuật cai trị, cai trị bằng sức mạnh là độc tài, cai trị bằng thuyết phục mới là đích thực là chính trị. Còn theo quan điểm của V.I.Lênin thì phạm trù chính trị có thể hiểu với một số nội dung cơ bản như sau. Thứ nhất: chính trị là lợi ích, là quan hệ lợi ích, là đấu tranh giai cấp vì lợi ích giai cấp. Thứ hai: cái căn bản của chính trị là việc tổ chức chính quyền, quyền lực nhà nước. Thứ ba: chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế, là việc xây dựng nhà nước về kinh tế. Thứ tư: chính trị là lĩnh vực nhạy cảm, phức tạo nên việc giải quyết nó vừa là khoa học vừa là nghệ thuật.
Quan điểm về phạm trù chính trị của Mao Trạch Đông, một nhà tư tưởng lớn của phương Đông được thể hiện trong câu nói nổi tiếng của ông: “Chính trị là chiến tranh mà không có sự đổ máu ngược lại thì chiến tranh là chính trị với sự đổ máu. ”
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 3450
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 862
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 399
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 590
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 512
⬇ Lượt tải: 26
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 419
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 678
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 413
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 583
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 8438
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 444
⬇ Lượt tải: 26