Mã tài liệu: 277220
Số trang: 13
Định dạng: zip
Dung lượng file: 77 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Học thuyết kinh tế cho rằng giá trị hàng hoá là do lao động sản xuất ra hàng hoá quyết định. Người đặt nền móng đầu tiên cho học thuyết này là Pety (W. Petty) và Boaghinbe (P. Boisguilbert), rồi đến Xmit (A. Smith) và Ricacđô (V. Ricardo), là những người đóng góp lớn vào học thuyết giá trị lao động. Tuy vậy, phải qua nhiều thế kỉ trao đổi hàng hoá, con người mới dần dần hiểu ra được thực thể của giá trị và nhận thức được quy luật giá trị. Phải chờ đến Mac thì học thuyết giá trị lao động mới phát triển đầy đủ. Nhờ phát hiện được tính hai mặt của lao động mới khẳng định được lao động nào tạo ra giá trị hàng hoá. Mac đã phân tích nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, khám phá ra giá trị sức lao động được xem là hàng hoá, quy luật giá trị thặng dư và hệ thống các quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản, qua đó làm cho nhận thức về quy luật giá trị được đầy đủ hơn.
C. Mác chỉ ra rằng, những giá trị sử dụng của các loại hàng hoá là muôn hình vạn trạng, không thể dùng số lượng để đo lường chúng là bao nhiêu. Ông nói: "Nếu bóc tách riêng giá trị sử dụng của hàng hoá ra, hàng hoá chỉ còn lại một thuộc tính, đó là thuộc tính sản phẩm lao động". Tức là, giá trị của hàng hoá chính là lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hoá đó. Cho nên, chúng ta thường nói rằng, lao động tạo ra giá trị. Trong chế độ tư bản chủ nghĩa, để đạt được giá trị thặng dư, nhà tư bản bắt buộc phải tìm trên thị trường loại hàng hoá mà bản thân giá trị sử dụng của nó có một thuộc tính đặc biệt làm nguồn gốc cho giá trị, quá trình sử dụng nó đồng thời là quá trình tạo ra giá trị. Loại hàng hoá đặc thù đó chính là sức lao động của con người. Ðiều cần lưu ý "lao động" và "sức lao động" là hai khái niệm không giống nhau. Sức lao động là năng lực tiến hành lao động của con người. Sử dụng sức lao động mới là lao động, mà lao động tức là tạo ra giá trị. Giá trị của bản thân sức lao động bị quyết định bởi thời gian lao động bắt buộc (tức giá trị chi phí trang trải sinh hoạt mà công nhân và người nhà của họ cần đến) trong xã hội có nhu cầu về sức lao động sản xuất. Nhà tư bản mua lại sức lao động theo giá trị sức lao động trên thị trường, nghĩa là có quyền sử dụng sức lao động đó trong sản xuất, và cưỡng bức người lao động phải làm việc cả ngày. Ví dụ như để họ làm việc 12 tiếng, thì trong vòng 6 tiếng (thời gian lao động "bắt buộc"), người lao động đã có thể tạo ra sản phẩm đủ bù cho chi phí đời sống của họ, 6 tiếng còn lại (thời gian lao động "dư thừa") họ tạo ra sản phẩm "dư thừa" mà nhà tư bản không phải trả thù lao nữa, tức là giá trị thặng dư. Trong lịch sử loài người, do có lao động thặng dư mới sinh ra khả năng bất bình đẳng, người bóc lột người. C.Mác chỉ rõ: lao động thặng dư không phải xuất hiện từ khi có tư bản. Trong xã hội được tạo nên bởi kẻ bóc lột và người bị bóc lột, giai cấp thống trị đều thu được lao động thặng dư trên thân thể của số đông người lao động bị bóc lột ông nói: "Sự phân biệt các kiểu hình thái kinh tế - xã hội khác nhau như xã hội nô lệ và xã hội thuê mướn lao động, chỉ là các hình thức khác nhau của việc tước đoạt lao động thặng dư trên thân thể người sản xuất, người lao động".
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 420
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 489
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 359
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 483
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 322
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 353
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 335
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 413
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 373
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 423
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 282
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 316
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 531
⬇ Lượt tải: 22