Mã tài liệu: 233889
Số trang: 10
Định dạng: doc
Dung lượng file: 52 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
MỞ ĐẦU
Ngày nay, việc nghiên cứu và đánh giá lại vai trò của Nho giáo đã được giới nghiên cứu ở các nước châu Âu cũng như châu Á đặc biệt lưu tâm.
Nho giáo là một học thuyết chính trị - đạo đức đã có nhiều đóng góp cho việc tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tư tưởng Nhân chính là cốt lõi, là nội dung cơ bản trong tư tưởng chính trị của Nho giáo.
Nhân chính là sự vận dụng phạm trù Nhân - phạm trù cốt lõi, trung tâm và cơ bản của Nho giáo vào việc “trị quốc, bình thiên hạ”, đồng thời cũng là để thực hiện mục đích cao nhất trong việc đào tạo con người mà Nho giáo đề cập. Vì vậy, khi tìm hiểu Nho giáo không thể bỏ qua tư tưởng Nhân chính - một tư tưởng đã góp phần cho việc xây dựng hệ thống hành chính và quản lý xã hội được Khổng Tử và Mạnh Tử đề cập trong tác phẩm Luận ngữ và Mạnh Tử.
NỘI DUNG
1. QUAN NIỆM VỀ DÂN:
1.1. Khái niệm về dân:
Khái niệm về Dân đã được Khổng - Mạnh nói tới trong khi trình bày học thuyết chính trị của mình. Trong những năm 60 của thế kỷ này, đã từng có cuộc tranh luận của các học giả Trung Quốc về khái niệm Dân.
Trong các bài nghiên cứu của các tác giả Việt Nam về học thuyết Khổng Mạnh cũng có những quan niệm khác nhau về Dân. Không có điều kiện để giới thiệu về các tranh luận trên, trong luận văn này chúng tôi tự hạn chế ở việc coi Dân là khái niệm dùng để chỉ những người không ở bộ máy cai trị, đối lập với người cầm quyền.
Đọc sách Luận ngữ, ta thấy việc sử dụng hai danh từ Người và Dân của Khổng Tử có sự khác biệt tương đối chặt chẽ. Trong Luận ngữ có tới 48 lần dùng đến chữ Dân trong đó có 42 lần mang nội hàm là trăm họ, dân thường và 6 lần mang nội hàm là con người nói chung. Như vậy là có sự phân biệt giữa Dân với Người, đó cũng chính là sự phân biệt giữa người thống trị - là Người với người cai trị - là Dân.
Còn trong sách Mạnh Tử có đến 199 lần nói về chữ Dân cũng với các nội hàm tương tự như ý của Khổng Tử. Dân được Khổng - Mạnh nói đến khá nhiều và được trình bày theo các tiêu chí phân biệt như sau: hoặc là theo tiêu chuẩn đạo đức (người quan tử với kẻ tiểu nhân), hoặc là theo cương vị chính trị (người cai trị với người bị trị); hoặc theo nghề nghiệp (người lao tâm với người lao lực); hoặc theo hoàn cảnh sống (quan, quả, cô, độc)
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 679
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 379
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 10964
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 184
👁 Lượt xem: 536
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 318
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 651
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 347
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 428
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 345
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 431
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 371
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 435
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 523
⬇ Lượt tải: 16