Mã tài liệu: 35322
Số trang: 53
Định dạng: docx
Dung lượng file: 457 Kb
Chuyên mục: Giáo dục chính trị
Lao động trẻ em là một hiện tượng tồn tại từ lâu ở tất cả các xã hội, ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống và sự phát triển của trẻ em. Tuy nhiên, phải đến đầu những năm 80 của thế kỉ thứ XX vấn đề lao động trẻ em mới được coi là vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu và thu hút được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Ở nước ta hiện nay, vấn đề tự do hoá thị trường, sức lao động gồm cả lao động trí óc và lao động chân tay, lao động trẻ em đã mang lại lợi nhuận cho chủ sử dụng lao động. Trong một nền kinh tế như nền kinh tế của Việt Nam hiện nay với tỷ lệ hành nghề tự do đáng kể, sự phân chia về giới, tuổi người lao động có nghĩa mọi sức lao động sẵn có đều được sử dụng. Chưa có một con số thống kê đầy đủ tỉ lệ lao động trẻ em trong cả nước, nhưng theo thống kê của các cuộc điều tra mức sống dân cư Việt Nam 1992 – 1993 và 1997 – 1998, trẻ em thường tham gia các hoạt động kinh tế từ nhỏ, trong đó, nhóm trẻ từ 15 – 17 tuổi tham gia nhiều nhất với tỉ lệ 62,3% tổng số trẻ em tham gia hoạt động kinh tế. Phần lớn trẻ em tham gia các hoạt động kinh tế gia đình, nhưng tỉ lệ trẻ em làm thuê kiếm sống ngày càng tăng lên. Đáng chú ý, có khoảng 15% trong số trẻ em làm thuê phải làm các công việc nặng nhọc và độc hại như sản xuất gốm, sành sứ và vật liệu xây dựng . Hiện trạng lao động trẻ em rất cần sự quan tâm của nhà nước và toàn xã hội.
Công ước số 138 của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đã quy định: tuổi tối thiểu được làm việc trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được dưới 15 tuổi. Còn ở nước ta, Bộ luật Lao động cũng đã nói rõ: Cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc (những trường hợp ngoại lệ có quy định riêng). Như vậy xét trên phương diện pháp lý, trẻ em dưới 16 tuổi mới chỉ được phép làm việc với tư cách là rèn luyện trong quá trình phát triển thể chất, nhân cách và tinh thần; chưa được phép tham gia lao động với ý nghĩa là một thành tố của lực lượng sản xuất xã hội và đem lại nguồn thu nhập chính đối với gia đình. Theo các số liệu điều tra dân số định kỳ các năm 1979, 1989, 1999 và điều tra chọn mẫu giữa các kỳ cho thấy, số trẻ em 13-14 tuổi tham gia lao động (hoạt động kinh tế) ở thành thị khoảng 18%, ở nông thôn khoảng 38%, như vậy có thể nói, một bộ phận trẻ em nước ta chưa được hưởng đúng quyền bảo vệ và chăm sóc trẻ em do pháp luật quy định.
Vấn đề là những trẻ em lao động đều xuất phát từ hoàn cảnh gia đình khó khăn, bắt buộc các em phải lao động giúp đỡ bố mẹ, tăng thêm thu nhập cho gia đình. Trong đó, đáng lưu ý nhất là các em từ nông thôn lên thành phố tìm việc làm. Trẻ em lao động ở thành thị sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn về đời sống sinh hoạt bình thường, đặc biệt việc sử dụng lao động trẻ em hiện nay đang biến tướng dưới nhiều hình thức, các em dễ bị lợi dụng và lạm dụng sức lao động, thậm chí còn đối mặt với nguy cơ bị đánh đập, đối xử tàn tệ. Bên cạnh đó, sống xa gia đình, thiếu sự yêu thương chăm sóc của cha mẹ, không được giáo dục trong trường học sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình nhận thức, cũng như sự hình thành nhân cách của các em. Trong khi nhận thức về lao động trẻ em của nhiều người còn chưa đúng, thái độ và cách đối xử của những người dân với lao động trẻ em thường có ý đề phòng, tránh xa, càng làm sâu thêm sự mặc cảm trong tâm hồn
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 815
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 722
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 923
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 809
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 123
👁 Lượt xem: 844
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 423
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 578
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 123
👁 Lượt xem: 2295
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 470
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 592
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 163
👁 Lượt xem: 741
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 620
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 671
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 1263
⬇ Lượt tải: 16