Mã tài liệu: 34041
Số trang: 123
Định dạng: docx
Dung lượng file: 321 Kb
Chuyên mục: Giáo dục chính trị
Trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta, đổi mới hệ thống chính trị là nhiệm vụ rất quan trọng. Nhiệm vụ hệ trọng đó đã được Đảng ta khẳng định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991: “Toàn bộ hệ thống chính trị ở nước ta trong giai đoạn mới là nhằm xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân” . Như vậy, quyền lực của nhân dân lao động có được đảm bảo hay không chính là tuỳ thuộc chủ yếu ở hệ thống chính trị có được đổi mới và hoàn thiện hay không. Khi công cuộc đổi mới ngày càng đi vào chiều sâu, Đảng ta chủ trương hướng mạnh về cơ sở, quan tâm củng cố cơ sở xã hội của chính trị, đề cao các sáng kiến và tính chủ động từ cơ sở. Tinh thần nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (9- 2006) đặc biệt coi trọng đổi mới hệ thống chính trị ở cơ sở, nhất là ở cơ sở nông thôn (xã, thị trấn). Đây cũng là thể hiện nhận thức mới của Đảng về đổi mới hệ thống chính trị. Những nguyên tắc, yêu cầu, nội dung, phương thức đổi mới hệ thống chính trị cấp vĩ mô chi phối quá trình đổi mới hệ thống chính trị cấp cơ sở và sự đổi mới hệ thống chính trị cấp cơ sở có tác động tích cực trở lại hệ thống chính trị nói chung.
Cơ sở (xã, phường, thị trấn), trong đó xã là chủ yếu, chiếm tới 85% trong tổng số các đơn vị hành chính cấp cơ sở, do vậy hệ thống chính trị ở cơ sở thuộc khu vực nông thôn giữ vị trí rất quan trọng trong hệ thống chính trị nước ta. Hệ thống chính trị cấp cơ sở ở nông thôn trên địa bàn Kon Tum trong thời gian qua đang tiếp tục được củng cố, hoàn thiện nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở một cách thực sự. Tuy nhiên trong những năm gần đây, vấn đề bức xúc đã và đang đặt ra bởi hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn trên địa bàn tỉnh Kon Tum còn bộc lộ nhiều yếu kém như: hệ thống tổ chức vẫn chưa ổn định; mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành hệ thống chính trị ở đây còn nhiều bất cập; các tổ chức còn lúng túng trong hình thức tổ chức và phương thức hoạt động... chưa ngang tầm với yêu cầu thực tiễn hiện nay.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 108
👁 Lượt xem: 1155
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 730
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 116
👁 Lượt xem: 2555
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 119
👁 Lượt xem: 1072
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 736
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 1290
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 1040
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 720
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 117
👁 Lượt xem: 1080
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 123
👁 Lượt xem: 841
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 570
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 1235
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 123
👁 Lượt xem: 2292
⬇ Lượt tải: 19