Mã tài liệu: 230346
Số trang: 149
Định dạng: doc
Dung lượng file: 4,553 Kb
Chuyên mục: Nông Lâm nghiệp
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Lúa (Oryza sativa L.) là một trong những cây lương thực có vị trí quan trọng hàng đầu trên thế giới và là nguồn thức ăn thường xuyên cho khoảng 3 tỷ người trên trái đất .
Lúa có khả năng thích nghi rộng nên được trồng nhiều nơi trên thế giới, tuy nhiên tập chung chủ yếu ở châu Á chiếm 90% (còn lại phân bố ở châu Phi, châu Mỹ và châu Úc) trong đó khoảng 75% diện tích lúa được trồng trong điều kiện ruộng ngập nước, 19% diện tích lúa trồng trong điều kiện ruộng thấp nhờ nước trời, và khoảng 4% diện tích lúa trồng trong điều kiện ruộng cạn không chủ động nước .
Trong những năm gần đây, nguồn nước cung cấp cho canh tác lúa đang ngày càng khan hiếm, đặc biệt là ở châu Á, nơi mà cây lúa được trồng trên khoảng 30% diện tích đất chủ động nước và chiếm 50% lượng nước tưới cho cây trồng . Theo tính toán, trên đồng ruộng nhu cầu về nước cho cây lúa cao gấp 2 đến 3 lần so với các cây trồng khác , nguyên nhân chính bởi lượng nước bị thất thoát trong suốt quá trình canh tác mà không tham gia vào quá trình sản xuất chiếm tới 80% lượng nước được cung cấp, chủ yếu thông qua quá trình bay hơi, chảy tràn bề mặt, thấm xuống lòng đất. Việc thiếu hụt lượng nước tưới cho canh tác nông nghiệp nói chung và cây lúa nói riêng đang là mối đe dọa đối với ngành sản xuất lúa đặc biệt là hệ thống lúa tưới tiêu chủ động.
Vì những lý do này, việc tiết kiệm nguồn nước và tăng cường hệ số sử dụng nước cho lúa là việc làm cần thiết mang tính chiến lược trên qui mô toàn cầu.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi tiến hành đề tài:
“Xác định ngưỡng chịu hạn và nhu cầu sử dụng nước cho một số giống lúa mới nhập nội tại Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu
Xác định ngưỡng chịu hạn cho các giống lúa thí nghiệm nhằm chọn ra giống có chất lượng tốt đồng thời có khả năng chịu hạn tốt.
Xác định được ảnh hưởng của tưới nước hạn chế đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa trong điều kiện thí nghiệm.
3. Yêu cầu
Đánh giá được ngưỡng chịu hạn cho các giống lúa ở giai đoạn đẻ nhánh
trong điều kiện thí nghiệm.
Đánh giá được nhu cầu về nước, hệ số sử dụng nước cho các giống lúa
trong điều kiện thí nghiệm.
Đánh giá mối quan hệ giữa ngưỡng chịu hạn, hệ số sử dụng nước, chỉ số chịu hạn và hiệu suất sử dụng nước với các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lúa
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 558
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 701
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 365
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 673
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 608
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 443
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 678
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 784
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 127
👁 Lượt xem: 498
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 530
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 373
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 149
👁 Lượt xem: 655
⬇ Lượt tải: 16