Mã tài liệu: 259342
Số trang: 58
Định dạng: rar
Dung lượng file: 588 Kb
Chuyên mục: Nông Lâm nghiệp
Mở đầu
1.1 Đặt vấn đề.
Khi đánh giá về những thành tựu đạt được trong sự nghiệp đổi mới kinh tế của Việt Nam, các nhà kinh tế thế giới đều thống nhất nhận định: Thành công lớn nhất là nông nghiệp. Cây lúa vẫn là cây lương thực quan trọng bậc nhất của Việt Nam, với lịch sử phát triển hàng nghìn năm, đã có những thay đổi quan trọng về cơ cấu giống, biện pháp canh tác và quản lý dịch hại . Bên cạnh những thành công vượt bậc về năng suất sản lượng lúa thì cũng xuất hiện những trận dịch như dịch rầy nâu, sâu đục thân, làm sản xuất điêu đứng. Nhất là trong tình trạng hiện nay, dịch rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá do rầy nâu là môi giới truyền bệnh đang gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ từ vụ Đông –Xuân 2006-2007 đến nay; bệnh lùn sọc đen với môi giới truyền bệnh chính là rầy lưng trắng xuất hiện và gây hại nặng tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng, miền Trung từ vụ Hè –Thu 2009. Hiện trạng này không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng xuất khẩu lúa gạo mà có nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh lương thực của Việt Nam.
Từ trước thập niên 70 của thế kỷ 20, nhóm rầy hại thân (bao gồm rầy nâu, rầy lưng trắng .) chỉ là những sâu hại thứ yếu trên cây lúa thuộc vùng Đông Nam Á trong đó có Việt Nam, sau thập niên 70 của thế kỷ trước rầy nâu và nhóm rầy hại thân đã trở thành những loài sâu hại nguy hiểm số một của ngành trồng lúa của châu Á. Có rất nhiều cách giải thích nhằm lý giải nguyên nhân của hiện tượng này, nhưng tuyệt đại đa số các nhà khoa học đều thống nhất những thay đổi rất to lớn về cơ sở vật chất và kỹ thuật của ngành trồng lúa là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng bùng phát số lượng và rút ngắn tần suất giữa các đợt bùng phát của nhóm rầy hại thân, đó là việc cung cấp nước, phân khoáng được sử dụng phổ biến với số lượng lớn và sử dụng giống mới. Ba yếu tố cơ bản trong sản xuất lúa: nước, phân, giống của ngành trồng lúa nước đã có sự thay đổi cơ bản và từ đó đồng thời tác động lên toàn bộ hệ thống trồng lúa của nước ta và các nước trồng lúa khác ở châu Á. Những thay đổi này đã dẫn đến sự thay đổi về kỹ thuật canh tác, tăng hệ số canh tác. Trước đây chúng ta chỉ cấy 1 vụ/năm nhưng từ những năm cuối thập niên 60 thế kỷ trước với việc đưa giống IR8 vào trồng rộng rãi và cùng với việc chủ động tưới tiêu nên tăng lên 2 vụ/năm, đặc biệt từ những thập niên 90 sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của các giống lúa lai. Việc sử dụng các giống mới năng suất cao đã dẫn đến việc sử dụng nhiều phân khoáng trong đó đặc biệt là phân đạm và sử dụng rộng rãi thuốc trừ sâu thì sự phá hại của các loài sâu hại nói chung và rầy lưng trắng nói riêng là tất yếu.
Đặc biệt trong thời gian từ đầu thập niên 90 thế kỷ 20 trở lại đây, khi các giống lúa lai xuất hiện và phát triển rộng rãi thì rầy lưng trắng (Sogatella furcifera Horvath) đã trở thành đối tượng gây hại cực kỳ nguy hiểm ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung Việt Nam (Đ.V. Thành và nnk, 2008) . Rầy non và trưởng thành đều chích hút nhựa cây và gây ra hiện tượng lá vàng, cây còi cọc giảm tỷ lệ trỗ, hạt lép và làm giảm năng suất với mật độ cao chúng còn gây ra hiện tượng “cháy rầy” dẫn đến thất thu hoàn toàn. Ngoài tác hại trực tiếp làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lúa, rầy lưng trắng còn là môi giới truyền bệnh virus lùn sọc đen phương nam hại lúa, đây là một bệnh mới xuất hiện và gây hại rất nặng ở một số tỉnh phía Nam Trung Quốc như đảo Hải Nam, Quảng Tây, Quảng Đông từ năm 2001 đến nay (G.H. Zhou và ctv, 2008) . Từ vụ mùa 2009 bệnh lùn sọc đen phương Nam đã phát sinh và gây hại nghiêm trọng trên lúa và ngô ở hầu hết các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ nước ta (Ngô Vĩnh Viễn và nnk, 2009) và môi giới truyền bệnh chính là rầy lưng trắng (N. V.Viễn và nnk, 2009; N. N. Cường và nnk, 2009) .
Tương tự như rầy nâu, rầy lưng trắng có khả năng phát tán, di chuyển rất xa nhờ gió, chúng có khả năng di chuyển từ phía Bắc Việt Nam tới phía Nam Trung Quốc và từ đó chúng di cư tới Nhật Bản và Hàn Quốc và ngược lại (Zhai Bao Ping, 2009; M. Matsumura, 2001).
Với mức độ nguy hiểm rất cao về khả năng gây hại (trực tiếp và gián tiếp) như vậy, nhưng nghiên cứu về rầy lưng trắng ở nước ta cho đến nay còn chưa đầy đủ và cập nhật, các nghiên cứu mới tập trung nghiên cứu một số đặc điểm sinh học cơ bản như vòng đời, thời gian phát dục các pha cũng như xu thế phát sinh phát triển quần thể của chúng tại khu vực Hà Nội từ những năm 90 của thế kỷ trước của một số tác giả Nguyễn Đức Khiêm (1995) , Đinh Văn Thành (1998).
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của sản xuất chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của rầy lưng trắng (Sogatella furcifera Horvath) hại lúa và biện pháp phòng trừ vụ xuân 2010 tại Nam Trực – Nam Định”
MỤC LỤC
[URL="/#_Toc275005696"]Phần 1: Mở đầu. 1
[URL="/#_Toc275005698"]1.1 Đặt vấn đề. 1
[URL="/#_Toc275005699"]1.2.Mục đích và yêu cầu của đề tài 3
[URL="/#_Toc275005700"]Phần 2: Tổng quan tài liệu. 4
[URL="/#_Toc275005702"]2.1. Một số kết quả nghiên cứu về rầy lưng trắng ở ngoài nước. 4
[URL="/#_Toc275005703"]2.1.1. Vị trí phân loại, ký chủ, phân bố và triệu chứng gây hại của rầy lưng trắng. 4
[URL="/#_Toc275005704"]2.1.2. Đặc điểm sinh học. 9
[URL="/#_Toc275005705"]2.1.3. Đặc điểm sinh thái của rầy lưng trắng. 10
[URL="/#_Toc275005706"]2.1.4. Biện pháp phòng trừ. 13
[URL="/#_Toc275005707"]2.2. Một số kết quả nghiên cứu về rầy lưng trắng ở trong nước. 15
[URL="/#_Toc275005708"]2.2.1. Phân bố, ký chủ và tác hại của rầy lưng trắng. 15
[URL="/#_Toc275005709"]2.2.2. Đặc điểm sinh học. 16
[URL="/#_Toc275005710"]2.2.3. Đặc điểm sinh thái. 17
[URL="/#_Toc275005711"]2.2.4. Những nghiên cứu về phòng chống rầy lưng trắng. 18
[URL="/#_Toc275005712"]Phần 3: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu. 20
[URL="/#_Toc275005714"]3.1.Thời gian và địa điểm nghiên cứu. 20
[URL="/#_Toc275005715"]3.2. Đối tượng. 20
[URL="/#_Toc275005716"]3.3. Vật liệu nghiên cứu. 20
[URL="/#_Toc275005717"]3.4. Nội dung. 20
[URL="/#_Toc275005718"]3.5. Phương pháp nghiên cứu. 21
[URL="/#_Toc275005719"]3.5.1. Điều tra tra thành phần nhóm rầy hại thân và thiên địch trên lúa vụ xuân 2010. 21
[URL="/#_Toc275005720"]3.5.2. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của rầy lưng trắng hại lúa. 22
[URL="/#_Toc275005721"]3.5.3. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của rầy lưng trắng hại lúa. 22
[URL="/#_Toc275005722"]3.5.4. Ảnh hưởng của thời gian xử lý thuốc tới quần thể rầy lưng trắng. 23
[URL="/#_Toc275005723"]3.5.5. Đánh giá hiệu quả của thuốc xử lý hạt giống Cruiser Plus 312.25 FS. 24
[URL="/#_Toc275005724"]3.6. Phương pháp tính toán. 25
[URL="/#_Toc275005725"]Phần 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. 26
[URL="/#_Toc275005727"]4.1. Thành phần nhóm rầy hại thân lúa và thiên địch phổ biến của chúng vụ xuân 2010 tại Nam Trực- Nam Định. 26
[URL="/#_Toc275005728"]4.1.1. Thành phần nhóm rầy hại thân lúa. 26
[URL="/#_Toc275005729"]4.1.2. Thành phần thiên địch phổ biến của nhóm rầy hại thân lúa vụ xuân 2010 tại Nam Trực - Nam Định. 27
[URL="/#_Toc275005730"]4.2. Diễn biến mật độ nhóm rầy hại thân lúa vụ xuân 2010 tại Nam Trực- Nam Định. 29
[URL="/#_Toc275005732"]4.2.1. Diễn biến mật độ rầy lưng trắng trên giống Bắc Thơm số 7 ở các mức độ thâm canh khác nhau vụ xuân 2010 tại Nam Trực- Nam Định. 30
[URL="/#_Toc275005733"]4.2.3. Diễn biến mật độ rầy lưng trắng trên giống Tạp Giao ở các mật độ cấy khác nhau 32
[URL="/#_Toc275005734"]4.2.4. Diễn biến mật độ rầy lưng trắng trên một số giống lúa trồng phổ biến. 33
[URL="/#_Toc275005735"]4.3. Ảnh hưởng của thời gian xử lý thuốc tới quần thể rầy lưng trắng và thiên địch trên lúa Vụ Xuân 2010 tại Nam Trực- Nam Định. 33
[URL="/#_Toc275005736"]4.3.1.Diễn biến mật độ rầy lưng trắng trên các công thức xử lý rầy lứa 1 vụ Xuân 2010. 33
[URL="/#_Toc275005737"]4.3.2.Diễn biến mật độ rầy lưng trắng trên các công thức xử lý rầy lứa 2 vụ Xuân 2010. 33
[URL="/#_Toc275005738"]4.3.3. Diến biến số lượng bọ xít mù xanh và nhện tổng số ở các công thức thí nghiệm 33
[URL="/#_Toc275005739"]4.4. Đánh giá hiệu lực của thuốc xử lý hạt giống Cruiser Plus 312.5 FS với rầy lưng trắng trong nhà lưới tại Viện Bảo Vệ Thực Vật. 33
[URL="/#_Toc275005740"]4.5. Một số đặc điểm sinh học của rầy lưng trắng tại phòng thí nghiệm viện bảo vệ thực vật. 33
[URL="/#_Toc275005741"]4.5.1. Thời gian phát dục pha sâu non và vòng đời rầy lưng trắng. 33
[URL="/#_Toc275005742"]4.5.2.Sức sinh sản của rầy lưng trắng . 33
[URL="/#_Toc275005743"]Phần 5: Kết luận và đề nghị 33
[URL="/#_Toc275005745"]5.1 Kết luận. 33
[URL="/#_Toc275005746"]5.2. Đề nghị. 3
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 681
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 424
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 127
👁 Lượt xem: 498
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 527
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 658
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 784
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 208
👁 Lượt xem: 654
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 564
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 484
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 871
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 798
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 1689
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 529
⬇ Lượt tải: 17