Mã tài liệu: 230348
Số trang: 106
Định dạng: doc
Dung lượng file: 4,066 Kb
Chuyên mục: Nông Lâm nghiệp
1 Đặt vấn đề:
MỞ ĐẦU
Lúa là cây lương thực quan trọng đứng hàng thứ hai của thế giới, nhưng
lại là lương thực chủ yếu của các nước Châu Á.
Việt Nam là một nước nông nghiệp, sản xuất lương thực luôn là vấn đề quan trọng và cấp bách với 70% dân số sống ở nông thôn. Lúa gạo chiếm tới
90% sản lượng lương thực.
Trước năm 1986, nước ta là một quốc gia thiếu lương thực triền miên.
Từ năm 1989 đến nay, an ninh lương thực của Việt Nam đã tương đối ổn định mặc dù số dân tăng thêm 1,5 triệu người/năm. Việt Nam đã trở thành nước thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo thì vấn đề chất lượng gạo là một vấn đề cần thiết để thích ứng nhanh với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trường.
Kết quả đó là tổng hợp của nhiều yếu tố, bao gồm đổi mới cơ chế, chính sách cùng các giải pháp quan trọng khác như tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp (thuỷ lợi giao thông, điện, phân bón .), áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ .Trong đó sử dụng các giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt là yếu tố quan trọng góp phần vào thành tựu chung của phát triển sản xuất nông nghiệp nước ta trong thời gian qua. Yếu tố đóng góp của khoa học và công nghệ cho việc nâng cao năng suất, chất lượng và tính cạnh tranh của nông sản Việt Nam ngày càng được khẳng định rõ nét trong thời kỳ đổi mới.
Thực tế cho thấy, nếu chỉ tập trung vào vấn đề kỹ thuật sản xuất đơn thuần thì hiệu quả thường thấp và không bền vững. Vấn đề quan trọng hiện nay là giải pháp giúp nông dân tháo gỡ được các khó khăn về thị trường. Để làm được điều này, việc đầu tiên phải xác định được nhu cầu thực tế của thị trườ ng, dự báo xu hướng phát triển của nó trong điều kiện sản xuất của nông hộ, nông thôn. Từ đó giúp người nông dân tháo gỡ khó khăn để sản xuất ra sản phẩm hàng hoá phù
hợp với nhu cầu thị trường nhằm góp phần tăng hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân.
Vì vậy cần thiết phải nghiên cứu, tìm ra các giống lúa mới cho năng suất cao, chất lượng tốt, kết hợp với các biện pháp kỹ thuật phù hợp với từng tiểu vùng khí hậu. Quy hoạch các vùng sản xuất lúa gạo mang tính chất hàng hoá, phát triển bền vững các giống lúa có chất lượng, có khả năng cạnh tranh cao, đồng thời nghiên cứu và xác lập được hệ thống thị trường tiêu thụ như vậy sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng đất và giúp cho nông dân có thêm cơ sở để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và cải thiện cuộc sống. Do đó, việc nghiên cứu, ứng dụng các giống lúa chất lượng cao vào sản xuất nhằm đáp ứng được nhu cầu của thị trường là vấn đề cần thiết.
Tuyên Quang là một tỉnh miền núi có tổng diện tích tự nhiên là 5.860km2.
Dân số năm 2007 là 737.000người với 22 dân tộc anh em cùng sinh sống. Diện tích lúa cả năm đạt 45.468ha tập trung chủ yếu ở các huyện Yên S ơn, Sơn Dương, Chiêm Hoá và Thị xã Tuyên Quang, chiếm tới 72% diện tích toàn tỉnh. Năm 2006, bình quân lương thực đầu người đạt 430kg/người/năm.
Trong những năm gần đây, cơ cấu giống lúa của Tuyên Quang đã được bổ sung một số giống lúa có năng suất cao như: lúa thuần KD18, Q5, DT122, lúa lai như Nhị ưu 63, Tạp giao 1, Nhị ưu 838. Tuy nhiên, hầu hết các giống lúa thuần và lúa lai nó i trên có năng suất ổn định nhưng chất lượng gạo chưa ngon.
Để có giống lúa vừa cải thiện được chất lượng gạo, năng suất cao, chống chịu tốt với dịch hại và thích nghi với điều kiện sinh thái của Tuyên Quang là yêu cầu cấp thiết. Do vậy chúng tô i thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số dòng, giống lúa thuần và ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất của dòng lúa CL02 tại Sơn Dương, Tuyên Quang .”
2. Mục tiêu của đề tài:
- Đánh giá được khả năng s inh trưởng, phát triển, năng suất và khả năng chống chịu của các dòng, giống lúa thuần. Chọn ra được dòng, giống lúa thuần có khả năng thích nghi và cho năng suất cao để gieo trồng tại Tuyên Quang.
- Xác định được mức phân bón, mật độ cấy thích hợp để hoàn chỉnh quy trình kỹ thuật sản xuất cho dòng lúa thuần CL02.
- Đánh giá được năng suất của dòng lúa thuần triển vọng trong đ iều kiện
trình diễn và trong khảo nghiệm sản xuất.
3. Yêu cầu của đề tài:
- Xác định được một số đặc điểm cơ bản về s inh trưởng, phát triển và khả
năng thích ứng của các dòng, giống lúa tham gia thí nghiệm.
- Đánh giá được khả năng chống chịu sâu, bệnh hại của các dòng, giống lúa tham gia thí nghiệm.
- Đánh giá được tiềm năng năng suất của các dòng, giống lúa tham gia thí nghiệm.
- Xác định được mức phân bón, mật độ cấy thích hợp cho dòng lúa thuần CL02.
- Xây dựng mô hình trình d iễn, khảo nghiệm sản xuất hai dòng lúa triển vọng CL02, NL061.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
4.1 Ý nghĩa khoa học
- Xác định đặc tính nông học, năng suất, chất lượng và khả năng chống chịu với sâu bệnh hại, đ iều kiện ngoại cảnh bất lợi (rét, hạn) chống đổ .của các dòng, giống lúa thuần tham gia thí nghiệm.
- Góp phần xác đ ịnh cơ sở khoa học cho việc xây dựng quy trình kỹ thuật
sản xuất cho dòng lúa CL02, giúp sản xuất tránh được thiệt hại do sử dụng biện pháp kỹ thuật không phù hợp.
- Việc đưa thêm vào sản xuất những giống lúa mới sẽ làm đa dạng nguồn gen tại địa phương.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Xác định các giống lúa có năng suất, chất lượng cao và khả năng chống chịu tốt, góp phần mở rộng diện tích các giống lúa chất lượng mới làm tăng giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích.
- Thay đổi cơ cấu giống lúa phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã
hội, vừa thúc đẩy sản xuất nông nghịêp phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, vừa là nhân tố làm ổn định và bảo vệ môi trường.
- Việc áp dụng thành công những giống lúa có chất lượng gạo ngon, không những đáp ứng được nhu cầu thị hiếu hiện nay của người dân mà còn thoả mãn được nhu cầu sử dụng gạo chất lượng cao cho khu du lịch Tân Trào – Sơn Dương.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1
1. Đặt vấn đề . 1
2. Mục tiêu của đề tài . 3
3. Yêu cầu của đề tài 3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 5
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 5
1.2. Tình hình sản xuất, nghiên cứu lúa trên thế giới 9
12.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu gạo trên thế giới 9
1.2.2. Tình hình nghiên cứu giống lúa có chất lượng trên thế giới . 17
1.3. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa gạo ở Việt Nam 21
1.3.1. Tình hình sản xuất lúa trong nước 21
1.3.2. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng giống lúa trong nước . 28
1.3.3. Hiện trạng và phương hướng sản xuất lúa của Tuyên Quang . 33
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
2.1. Đối tượng, địa điểm nghiên cứu . 34
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu . 34
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 34
2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 34
2.2.1. Nội dung nghiên cứu . 34
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu 35
2.2.2.1 Đất đai nơi thí nghiệm 35
2.2.2.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm . 35
2.2.2.3 Định đ iểm theo dõi và thời gian theo dõi 37
2.3. Kỹ thuật sản xuất 37
2.3.1. Lượng phân cho ruộng lúa cấy . 37
2.3.2. Gieo cấy và chăm sóc . 38
2.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi . 38
2.4.1. Chỉ tiêu chất lượng mạ . 38
2.4.2. Chỉ tiêu về hình thái 38
2.4.3. Chỉ tiêu về thời gian sinh trưởng, phát triển . 39
2.4.4. Các chỉ tiêu về năng suất 40
2.4.5. Tính chống đổ . 41
2.4.6. Các chỉ tiêu về sâu bệnh hại . 41
2.4.7. Đánh giá chất lượng các giống lúa 44
2.4.8. Phương pháp sử lý số liệu . 45
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN. 46
3.1. Đặc điểm thời tiết vụ xuân năm 2007 và vụ xuân năm 2008 tại Tuyên
Quang 46
3.1.1. Nhiệt độ 46
3.1.2. Lượng mưa 47
3.1.3. Ẩm độ không khí 48
3.1.4. Số giờ nắng . 49
3.2. Kết quả thí nghiệm so sánh các dòng, giống lúa ở vụ xuân năm 2007 49
3.2.1. Tình hình sinh trưởng của mạ . 49
3.2.2. Khả năng đẻ nhánh của các dòng giống lúa 51
3.2.3. Các thời kỳ và giai đoạn sinh trưởng của các dòng, giống lúa . 52
3.2.4. Tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của các dòng, giống lúa . 54
3.2.5. Đặc điểm hình thái các dòng giống lúa . 56
3.2.6. Hệ số biến động một số chỉ tiêu nghiên cứu . 58
3.2.7. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 60
3.2.8. Năng suất thực thu 63
3.2.9. Độ thuần đồng ruộng, độ thoát cổ bông, độ cứng cây, độ tàn lá . 64
3.2.10. Chất lượng gạo của các dòng giống lúa 65
3.2.11 Nhận xét tổng quát các dòng giống lúa. 67
3.3. Kết quả thí nghiệm về mật độ của dòng lúa CL02 . 68
3.3.1. Các thời kỳ và giai đoạn sinh trưởng . 69
3.3.2. Khả năng đẻ nhánh và tỷ lệ thành bông 70
3.3.3. Tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống đổ 71
3.3.4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 72
3.4. Kết quả thí nghiệm về phân bón đối với dòng lúa CL02 75
3.4.1. Các thời kỳ và giai đoạn sinh trưởng 77
3.4.2. Khả năng đẻ nhánh và tỷ lệ thành bông 79
3.4.3. Tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống đổ 80
3.4.4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 81
3.5. Kết quả mô hình trình diễn và khảo nghiệm sản xuất hai dòng lúa
triển vọng . 84
3.5.1. Kết quả mô hình trình diễn 2 dòng lúa CL02 và NL061 vụ xuân năm
2007 85
3.5.2. Kết quả khảo nghiệm sản xuất 2 dòng lúa CL02 và NL061 vụ xuân
năm 2008 86
3.6. Hiệu quả kinh tế của các dòng, giống lúa tham gia thí nghiệm 88
3.6.1. Hiệu quả kinh tế của các dòng, giống lúa tham gia thí nghiệm ở vụ
xuân năm 2007 88
3.6.2. Hiệu quả kinh tế của hai dòng lúa triển vọng ở vụ xuân n ăm 2008 89
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 91
1. Kết luận . 91
2. Đề nghị 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
I. Tiếng Việt . 93
II. Tiếng Anh . 94
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 484
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 127
👁 Lượt xem: 498
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 208
👁 Lượt xem: 654
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 117
👁 Lượt xem: 558
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 470
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 620
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 678
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 443
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 1443
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 530
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 1689
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 118
👁 Lượt xem: 570
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 785
⬇ Lượt tải: 16