Mã tài liệu: 230374
Số trang: 53
Định dạng: doc
Dung lượng file: 578 Kb
Chuyên mục: Nông Lâm nghiệp
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gà thịt ở Đồng Tháp nhằm xác định chi phí, doanh thu và lợi nhuận của các hộ chăn nuôi gà thịt, các thương lái mua bán gà thịt và các lò giết mổ. Từ đó có những biện pháp thiết thực để nâng cao hiệu quả sản xuất và mở rộng kênh phân phối sau cúm gia cầm.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Dựa vào mục tiêu chung, đề tài sẽ lần lược giải quyết các vấn đề cụ thể sau:
- Phân tích thực trạng hiệu quả sản xuất và tiêu thụ gà thịt ở Đồng Tháp.
- Phân tích hệ thống kênh phân phối của sản phẩm gà thịt ở Đồng Tháp.
- Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản xuất gà thịt và làm tăng sản lượng tiêu thụ sản phẩm thịt gà của tỉnh Đồng Tháp
1.3 CÁC GIẢ THIẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Các giả thiết cần kiểm định
- Giả thiết người sản suất vẫn lời cao và muốn mở rộng quy mô sản xuất gà thịt.
- Giả thiết mức tiêu thụ của người tiêu dùng đối với sản phẩm thịt gà không đổi trong lúc dịch cúm gia cầm xảy ra.
- Giả thiết kênh phân phối gà trong tỉnh mạnh hơn kênh phân phối sản phẩm gà thịt ngoài tỉnh.
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu
- Gà thịt được sản xuất như thế nào? Hiệu quả kinh tế của người sản xuất gà thịt cao hay thấp?
- Sản phẩm gà thịt từ người sản xuất đến người tiêu thụ qua những trung gian nào? Lợi ích kinh tế và hiệu quả của các khâu tham gia vào quá trình tiêu thụ đó như thế nào?
- Làm thế nào để có sản phẩm thịt gà thịt sạch tiêu thụ ở Đồng Tháp?
- Hình thức tiêu thụ gà thịt là gì? Những khó khăn trong tiêu thụ gà thịt?
- Sản xuất, tiêu thụ sản phẩm gà thịt hiệu quả kinh tế-xã hội sẽ như thế nào?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phạm vi về không gian
Đề tài được thực hiện tại các xã, huyện, thị thuộc tỉnh Đồng Tháp với các số liệu được điều tra trực tiếp tại các xã, huyện, thị được chọn.
1.4.2 Phạm vi về thời gian
- Thời gian số liệu: những thông tin về số liệu lấy thứ cấp của đề tài được lấy từ năm 2004 về sau. Và số liệu sơ cấp được lấy trực tiếp từ điều tra bằng các
[FONT="]
bảng câu hỏi trong thời gian thực hiện đề tài.
- Thời gian thực hiện đề tài: từ 05/03/2007 đến 11/06/2007
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
- Nhà sản xuất, nhà trung gian mua bán gà thịt.
- Lò mổ, các nhà chế biến sản phẩm gà thịt, và một số đối tượng liên quan khác.
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN
- Mai Văn Nam, 2003; “Economic inefficiency and its determinant in the pig industry in South Vietnam”, UPLB, the Philippines; phương pháp hàm lợi nhuận chuẩn hóa (normalized profit function) và hàm probit được sử dụng trong nghiên cứu. Kết quả của nghiên cứu cho thấy yếu tố thể chế và chính sách có tác động đến hiệu quả sản xuất và tiêu thụ ngành hàng heo thịt ở Việt Nam (Đông Nam Bộ)
- Mai Văn Nam, 2004;”Thị trường nông sản và các giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nông sản ở ĐBSCL: Trường hợp sản phẩm heo ở Cần Thơ”, VNRP, chương trình nghiên cứu Việt nam-Hà Lan; phương pháp phân tích SCP và mô hình Probit được sử dụng trong nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy chăn nuôi heo ở quy mô nhỏ hộ gia đình có hiệu quả thấp hơn quy mô tập trung và các yếu tố đầu vào như con giống, thức ăn, chế biến sản phẩm và các thể chế chính sách có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
- Nguyễn Thanh Phương, Lê Xuân Sinh, Nguyễn Thanh Toàn, 2004: “Nghiên cứu luận cứ khoa học phục vụ chuyển đổi cơ cấu sản xuất vùng nông thôn sâu – ngập lũ ĐBSCL nhằm cải thiện đời sống của nông hộ và tăng cường sự hợp tác của nông dân”; phương pháp phân tích chi phí-lợi ích (CBA) và so sánh mô hình sản xuất được sử dụng trong nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình lúa – cá có hiệu quả và phù hợp trong điều kiện ngập lũ ở ĐBSCL.
- Phước Minh Hiệp và nhóm nghiên cứu, 2005; “Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tín dụng và xác định nhu cầu vốn của nông hộ trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn tỉnh Trà Vinh”; phương pháp phân tích chi phí-lợi ích (CBA), mô hình Probit và so sánh mô hình sản xuất được sử dụng trong nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ đáp ứng nhu cầu tín dụng và yếu tố thể chế chính sách ảnh hưởng chủ yếu đến quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở địa bàn nghiên cứu.
[FONT="] - Nguyễn Thị Thanh Giang, 2006; “Phân tích hiệu quả của các trại nuôi gà công nghiệp gia công tại tỉnh Hậu Giang và tỉnh Vĩnh Long”, phương pháp phân tích chi phí – lợi ích (CBA), phương trình hồi quy tuyến tính. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả của các trại nuôi gà công nghiệp và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi gà công nghiệp theo hình thức gia công
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 549
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 3
👁 Lượt xem: 1341
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 1299
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 611
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 597
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 726
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 886
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 1244
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 2
👁 Lượt xem: 614
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 621
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 1518
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem