Mã tài liệu: 229350
Số trang: 8
Định dạng: doc
Dung lượng file: 90 Kb
Chuyên mục: Luật
NỘI DUNG
[FONT=Times New Roman]Dự thảo lần thứ 15 Luật khám bệnh, chữa bệnh được Chính phủ trình ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Phiên họp thứ 19, tháng 4 năm 2009) xem xét, cho ý kiến trước khi trình ra Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XII vào tháng 5/2009 đã được chuẩn bị rất công phu; đã kế thừa được tinh thần và những quy định hợp lý của các văn bản pháp luật liên quan hiện hành, có sự phát triển, bổ sung nhiều quy định mới; đồng thời, tiếp thu được nhiều kinh nghiệm tốt của pháp luật về khám, chữa bệnh của các nước trên thế giới. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề trong Dự án Luật cần được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện.
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman]1. Một số ý kiến chung
[FONT=Times New Roman]1.1 Về việc thể chế hóa quan điểm, chính sách của Đảng
[FONT=Times New Roman]Một trong những chính sách quan trọng của Đảng trong lĩnh vực xã hội là: “Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Đầu tư cho lĩnh vực này là đầu tư phát triển, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ” (1).
[FONT=Times New Roman]Khám, chữa bệnh là lĩnh vực trọng tâm trong chính sách bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân của Đảng và Nhà nước. Vì vậy, chúng tôi cho rằng, Dự thảo Luật khám, chữa bệnh lần này phải thể chế hóa, cụ thể hóa được chính sách, quan điểm nêu trên của Đảng. Các quy định của Dự thảo luật phải thể hiện được chính sách ưu tiên hàng đầu của Đảng trên hai phương diện: ưu tiên bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân trong khám, chữa bệnh; và, ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực khám, chữa bệnh. Thế nhưng, đáng tiếc là ngoài quy định chung mang tính nguyên tắc tại Điều 4, thì trong Dự án Luật dường như vắng bóng các quy định thể hiện được quan điểm, chính sách này.
[FONT=Times New Roman]Trong khi đó, Dự thảo Luật lại tạo ra cảm giác có quá nhiều các quy định về thủ tục hành chính, về các loại giấy phép đối với người hành nghề và cơ sở khám, chữa bệnh. Phải chăng, vì coi trọng mục tiêu chấn chỉnh những tiêu cực trong lĩnh vực hành nghề y hiện nay mà Ban soạn thảo tập trung cho việc quản lý hành chính mà chưa quan tâm đầy đủ tới chủ trương khuyến khích, đầu tư để phát triển lĩnh vực khám, chữa bệnh? Tạo thông thoáng về thủ tục hành chính cũng là một cách thể hiện sự quan tâm đầu tư cho phát triển. Ngoài ra, chúng tôi cho rằng, Dự thảo Luật cũng cần có các quy định để cụ thể hóa các ưu đãi về đào tạo nguồn nhân lực, về đất đai, về thuế, cơ chế tài chính, cơ chế thu hút đầu tư vốn và trí thức từ nước ngoài, về hợp tác quốc tế . cho phát triển các cơ sở khám, chữa bệnh, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong những năm qua, chúng ta đã có nhiều cơ chế, chính sách thông thoáng, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư cho phát triển kinh tế, nhiều địa phương đã lấy hàng trăm héc ta đất nông nghiệp cho xây dựng sân gôn, nhiều nơi mọc lên hàng loạt các doanh nghiệp với công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và sức khỏe nhân dân . Thế nhưng, cũng trong thời gian đó, chúng ta đã ưu tiên gì, hỗ trợ gì cho phát triển các cơ sở chăm sóc, khám chữa bệnh cho nhân dân? Bao nhiêu héc ta đất được dành cho xây mới bệnh viện, phòng khám? .
[FONT=Times New Roman]1.2 Vấn đề bảo đảm công bằng xã hội trong khám, chữa bệnh
[FONT=Times New Roman]Vấn đề bảo đảm công bằng xã hội trong khám, chữa bệnh, tạo cơ hội cho mọi người, đặc biệt là người nghèo, người ở các vùng khó khăn đều có quyền tiếp cận các dịch vụ khám, chữa bệnh là vấn đề rất đáng phải quan tâm và cần được thể chế hóa trong Dự án luật. Mặc dù từ “công bằng” ở đây cũng đã được nêu tại Khoản 1 Điều 3 của Dự thảo luật, với quy định: “Bình đẳng, công bằng và không kỳ thị, phân biệt đối xử trong khám bệnh, chữa bệnh” nhưng có lẽ chỉ áp dụng được trong quan hệ giữa các cơ sở khám chữa bệnh, giữa những người hành nghề y với nhau, còn không áp dụng với những người cần được khám, chữa bệnh. Vấn đề “công bằng” ở đây là quá xa xỉ đối với rất nhiều người, mà trước hết là những người nghèo, người ở các vùng sâu, vùng xa, . “Công bằng” ở đây chỉ là về mặt nguyên tắc chung, còn muốn biến cơ hội quý báu này thành hiện thực thì phải có tiền, thậm chí trong nhiều trường hợp là rất nhiều tiền (bởi ai cũng biết chi phí cho khám, chữa bệnh là rất cao và đặc biệt quá cao so với thu nhập của người lao động bình thường ở nước ta). Dự án Luật chưa đưa ra được giải pháp khả thi nào cho người nghèo, người vùng khó khăn để họ có cơ may hưởng sự công bằng trong dịch vụ khám, chữa bệnh bằng (hoặc không bằng thì cũng không đến nỗi kém quá xa) những người giàu trong xã hội hoặc những người ở thành thị. Vì vậy, chúng tôi đồng tình với quan điểm của Thường trực ủy ban về các vấn đề xã hội cho rằng, cần phải bổ sung quy định về các cơ chế ưu tiên trong khám, chữa bệnh đối với bệnh nhân là người có công với cách mạng, người nghèo, nhân dân vùng sâu, vùng khó khăn, trẻ em, người cao tuổi (2) .
TÀI LIỆU
(1) Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/2/2005 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.
(2) Báo cáo thẩm tra sơ bộ dự án Luật khám bệnh, chữa bệnh số 1315/UBXH12, ngày 17 tháng 04 năm 2009 của ủy ban Về các vấn đề xã hội.
(3) http://www.vnexpress.net/GL/Doi-song/2007/06/3B9F6B0D/
(4) http://vietnamnet.vn/kinhte/2007/06/708890/
(5) Tại Hội thảo chuyên gia góp ý cho Dự án Luật khám, chữa bệnh do Thường trực ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội tổ chức ngày 2/4/2009 vừa qua tại Hải phòng, có đại biểu cho biết: tại một trong những bệnh viện chữa trị về ung thư lớn nhất tại Hà Nội, hầu hết các thiết bị chẩn đoán hiện đại nhất không phải do mua sắm từ nguồn ngân sách nhà nước mà từ huy động vốn góp của cá nhân.
(6) Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa XII: Bản tổng hợp thảo luận tại Hội trường (ghi theo băng ghi âm) buổi sáng ngày 18/4/2009 nội dung: Cho ý kiến về Dự án Luật khám bệnh, chữa bệnh.
(7) Đến Dự thảo Luật lần thứ 14 mà Ban soạn thảo trình ra Phiên họp Chính phủ để xem xét, thông qua ngày 1/4/2009 vẫn quy định về tổ chức, thẩm quyền và cơ chế hoạt động của hội đồng này.
(8) Bộ trưởng Bộ Y tế tùy theo tình hình mà có thể phân công, ủy quyền cho Cục khám bệnh, chữa bệnh thực hiện một phần nhiệm vụ, quyền hạn này.
(9) Điểm a, Khoản 4, Điều 17 của Luật Luật sư năm 2006.
(10) ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa XII: Bản tổng hợp thảo luận tại Hội trường (ghi theo băng ghi âm) buổi sáng ngày 18/4/2009 nội dung: Cho ý kiến về Dự án Luật khám bệnh, chữa bệnh.
(11) Xem: Tờ trình số 52/TTr-CP ngày 14 tháng 4 năm 2009 Về Dự án Luật khám bệnh, chữa bệnh của Chính phủ.
(12) ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa XII: Bản tổng hợp thảo luận tại Hội trường (ghi theo băng ghi âm) buổi sáng ngày 18/4/2009 nội dung: Cho ý kiến về Dự án Luật khám bệnh, chữa bệnh.
(13) Ví dụ: Điểm a Khoản 3 Điều 77 quy định: “Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh giải quyết khiếu nại về khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp người bị khiếu nại là người hành nghề đang làm việc trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó hoặc các khiếu nại về cơ sở mình”.
(14) Xin lưu ý: Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân hiện hành cũng thiết kế một chương riêng - Chương III - Thủ tục và thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y,[FONT="] dược tư nh©n
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 396
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 399
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 559
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 303
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 402
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 479
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 312
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 378
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 399
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 616
⬇ Lượt tải: 28
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 383
⬇ Lượt tải: 16