Tìm tài liệu

Mot so y kien ve Du thao Luat Trong tai thuong mai

Một số ý kiến về Dự thảo Luật Trọng tài thương mại

Upload bởi: investgold1

Mã tài liệu: 229319

Số trang: 7

Định dạng: doc

Dung lượng file: 79 Kb

Chuyên mục: Luật

Info

[FONT=Times New Roman]NỘI DUNG

[FONT=Times New Roman]Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2009 của Quốc hội khóa XII, Dự án Luật Trọng tài thương mại sẽ được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2009). Đây là Dự án Luật có ý nghĩa rất lớn trong việc thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng về xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới; khuyến khích sử dụng Trọng tài trong việc giải quyết các tranh chấp giữa các bên, trước hết xuất phát từ nhu cầu của các chủ thể kinh doanh, các thể nhân, pháp nhân muốn giải quyết vụ việc của mình một cách thuận lợi, nhanh chóng và có hiệu quả. Tuy nhiên, Dự thảo Luật (1) vẫn cần thêm nhiều ý kiến đóng góp để tiếp tục được hoàn thiện.

[FONT=Times New Roman]1. Phạm vi thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trọng tài thương mại

[FONT=Times New Roman]Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trọng tài là một nội dung mà trong cả quá trình soạn thảo cũng như tại các cuộc hội thảo khoa học về Dự án Luật Trọng tài thương mại đang có hai quan điểm khác nhau. Quan điểm thứ nhất cho rằng, phạm vi thẩm quyền của Trọng tài chỉ giải quyết các tranh chấp liên quan đến hoạt động thương mại theo quy định của Luật Thương mại năm 2005 và có mở rộng thêm các trường hợp liên quan đến một bên có hoạt động thương mại, cũng như những trường hợp không phát sinh từ hoạt động thương mại nhưng được các luật khác điều chỉnh. Quan điểm thứ hai đề nghị cần mở rộng thẩm quyền của Trọng tài cho tất cả các tranh chấp liên quan đến quyền và lợi ích của các bên phát sinh từ nghĩa vụ hợp đồng hoặc nghĩa vụ ngoài hợp đồng giữa các chủ thể dân sự, không phân biệt tranh chấp thương mại với dân sự (trừ một số loại tranh chấp).

[FONT=Times New Roman]Do còn có những ý kiến khác nhau về phạm vi thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trọng tài, Ban soạn thảo đã trình Quốc hội hai phương án thể hiện tại Điều 2 Dự thảo Luật, cụ thể như sau:

[FONT=Times New Roman]Điều 2:

[FONT=Times New Roman]Phương án 1:

[FONT=Times New Roman]“Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trọng tài thương mại“

[FONT=Times New Roman]Trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp sau đây:

[FONT=Times New Roman]1. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại. Hoạt động thương mại áp dụng theo quy định của Luật Thương mại.

[FONT=Times New Roman]2. Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.

[FONT=Times New Roman]3. Tranh chấp giữa các bên phát sinh không từ hoạt động thương mại đã được quy định ở các Luật khác”.

[FONT=Times New Roman]Phương án 2:

[FONT=Times New Roman]“Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trọng tài “

[FONT=Times New Roman]1. Tranh chấp liên quan đến quyền và lợi ích của các bên phát sinh từ nghĩa vụ hợp đồng hoặc nghĩa vụ ngoài hợp đồng có thể được giải quyết bằng Trọng tài.

[FONT=Times New Roman]2. Các tranh chấp sau đây không thuộc thẩm quyền của Trọng tài:

[FONT=Times New Roman]a) Tranh chấp liên quan đến các quyền nhân thân, tranh chấp liên quan đến quan hệ hôn nhân, gia đình và thừa kế theo quy định của pháp luật dân sự và hôn nhân gia đình.

[FONT=Times New Roman]b) Tranh chấp liên quan đến việc phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.

[FONT=Times New Roman]c) Tranh chấp về bất động sản.

[FONT=Times New Roman]d) Tranh chấp giữa các Chính phủ, trừ trường hợp các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.

[FONT=Times New Roman]đ) Tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan khác theo quy định của pháp luật”.

[FONT=Times New Roman]Phạm vi thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trọng tài thương mại là một nội dung rất quan trọng của dự thảo Luật Trọng tài thương mại, vì vậy, nội dung này cần phải được xem xét trên cơ sở kế thừa những quy định của Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003; thực tiễn về hoạt động trọng tài thương mại ở nước ta trong thời gian qua và tham khảo kinh nghiệm của nước ngoài. Đối với phương án 2, phạm vi thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trọng tài là rất rộng, bao gồm các tranh chấp thương mại và cả các tranh chấp dân sự. Những ý kiến đồng ý với phương án 2 cho rằng, trong thực tiễn có những trường hợp tranh chấp ngoài hợp đồng như đền bù thiệt hại ngoài hợp đồng trong lĩnh vực xây dựng, hàng hải, vận tải cũng có thể được giải quyết bằng Trọng tài theo ý chí của các bên có liên quan, mặc dù các tranh chấp như vậy không xuất phát từ hoạt động thương mại theo Luật Thương mại năm 2005. Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp tại Tòa án và Trọng tài ở Việt Nam vừa qua cho thấy, có một số vụ tranh chấp rất khó xác định đó là tranh chấp dân sự hay tranh chấp kinh doanh, thương mại. Điều này có thể dẫn tới nhiều vụ việc kinh doanh thương mại không được Trọng tài thụ lý, nhiều phán quyết Trọng tài có thể bị Tòa án tuyên vô hiệu do không đúng thẩm quyền vì không xuất phát từ hành vi thươmg mại. Do vậy, phạm vi thẩm quyền của Trọng tài quy định theo phương án 2 thì sẽ giải quyết được những vướng mắc nêu trên.

Phần bên dưới chỉ hiển thị một số trang ngẫu nhiên trong tài liệu. Bạn tải về để xem được bản đầy đủ

  • Một số ý kiến về Dự thảo Luật Trọng tài thương mại
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Một số ý kiến về Dự thảo Luật Trọng tài thương mại
  • Một số ý kiến về Dự thảo Luật Trọng tài thương mại
  • Một số ý kiến về Dự thảo Luật Trọng tài thương mại
  • Một số ý kiến về Dự thảo Luật Trọng tài thương mại
  • Một số ý kiến về Dự thảo Luật Trọng tài thương mại
  • Một số ý kiến về Dự thảo Luật Trọng tài thương mại
  • Một số ý kiến về Dự thảo Luật Trọng tài thương mại

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Một số ý kiến về Dự thảo Luật Khám bệnh chữa ...

Upload: anh2neta

📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 385
Lượt tải: 16

Một số ý kiến về Dự án Luật thuế nhà đất

Upload: osamabiladen2000

📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 274
Lượt tải: 16

Một số vấn đề về vai trò mục đích ý nghĩa ...

Upload: john_tran_vatc

📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 401
Lượt tải: 16

Pháp luật về trọng tài thương mại quốc tế

Upload: vui_tinh_88

📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 488
Lượt tải: 17

Pháp luật về trọng tài thương mại quốc tế

Upload: nguyenvukha910

📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 552
Lượt tải: 16

Một số ý kiến về việc hoàn thiện Luật Công ...

Upload: quantrieu

📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 402
Lượt tải: 16

Sự hỗ trợ của tòa án đối với trọng tài ...

Upload: giahuy1306

📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 495
Lượt tải: 19

Nêu ý kiến bình luận về vai trò của hoạt ...

Upload: dav1209

📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 559
Lượt tải: 19

Môi trường học kỳ Một số vấn đề về vai trò ...

Upload: nguyenkimviethoang

📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 305
Lượt tải: 16

Dự án Luật Trọng tài thương mại và sự tiếp ...

Upload: kienlt1078

📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 398
Lượt tải: 17

Một số bất cập về quy định hình thức và nội ...

Upload: thiembv

📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 323
Lượt tải: 16

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thỏa ...

Upload: haihienmm

📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 618
Lượt tải: 19

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Một số ý kiến về Dự thảo Luật Trọng tài ...

Upload: investgold1

📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 398
Lượt tải: 16

CHUYÊN MỤC

Luật
Một số ý kiến về Dự thảo Luật Trọng tài thương mại [FONT=Times New Roman]NỘI DUNG [FONT=Times New Roman]Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2009 của Quốc hội khóa XII, Dự án Luật Trọng tài thương mại sẽ được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2009). Đây là Dự án Luật có ý doc Đăng bởi
5 stars - 229319 reviews
Thông tin tài liệu 7 trang Đăng bởi: investgold1 - 24/04/2025 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 24/04/2025 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Một số ý kiến về Dự thảo Luật Trọng tài thương mại