Mã tài liệu: 228228
Số trang: 7
Định dạng: doc
Dung lượng file: 98 Kb
Chuyên mục: Luật
[FONT=Times New Roman]Giải quyết mâu thuẫn trong quan hệ hành chính bằng Toà án có thể nói là một cơ chế văn minh, hiệu quả. Vấn đề cơ bản là luật phải làm sao để người dân sẵn sàng đưa tranh chấp ra toà và tin tưởng vào cơ chế xét xử của Toà án. Dự án Luật Tố tụng hành chính cần tiếp tục được hoàn thiện để đáp ứng tốt hơn mục tiêu này.
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman]1. Mở rộng thẩm quyền của Toà án
[FONT=Times New Roman]Trên thực tế, những vụ việc tranh chấp liên quan đến các quyết định hành chính (QĐHC) phát sinh với số lượng rất lớn và ngày càng đa dạng. Tuy nhiên, việc giải quyết tranh chấp, vướng mắc còn chậm trễ, kém hiệu quả, gây ra nhiều bức xúc cho công dân và các tổ chức có quyền, lợi ích bị xâm phạm. Vì vậy, một trong những đòi hỏi hợp lý của việc giải quyết các tranh chấp này là cần tập trung vào cơ quan chuyên trách có khả năng giải quyết tranh chấp là Toà án.
[FONT=Times New Roman]Với quan điểm mở rộng thẩm quyền của Toà án trong giải quyết các vụ án hành chính (VAHC), Điều 27 về “những khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án” của Dự thảo 4 Luật Tố tụng hành chính đã đưa ra bốn loại khiếu kiện hành chính thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án, gồm:
[FONT=Times New Roman]“1. Khiếu kiện QĐHC, hành vi hành chính (HVHC), trừ các QĐHC, HVHC trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định và các HVHC mang tính nội bộ của cơ quan hành chính nhà nước;
[FONT=Times New Roman]2. Khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội và danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân;
[FONT=Times New Roman]3. Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Vụ trưởng và tương đương trở xuống;
[FONT=Times New Roman]4. Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh”.
[FONT=Times New Roman]Như vậy, Dự thảo chấp nhận gần như tất cả các QĐHC, HVHC, và cộng thêm ba loại việc khác thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án, chỉ trừ “các QĐHC, HVHC trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao”. Nội dung của quy định về thẩm quyền này đã loại bỏ phương pháp liệt kê như đã được thể hiện trong các dự thảo trước và thể hiện theo phương pháp loại trừ vụ việc không thuộc thẩm quyền như quan điểm của Uỷ ban Tư pháp và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH). Phương pháp loại trừ này tránh được những hạn chế của phương pháp liệt kê là dễ bị lạc hậu, hạn chế quyền khởi kiện của các đương sự, thậm chí là “trói chân trói tay”, tước đoạt quyền “tự vệ” chính đáng của công dân, tổ chức bị QĐHC xâm hại.
[FONT=Times New Roman]Tuy nhiên, theo phương pháp loại trừ như Dự thảo, thì bản thân Toà án cũng sẽ lúng túng khi thụ lý vụ án, còn người dân thì càng không biết đằng nào mà lần. Cuối cùng cũng vẫn phải có các văn bản hướng dẫn cụ thể về các loại vụ việc. Như vậy, mục tiêu thiết kế theo phương pháp loại trừ vẫn không đạt được điều mong muốn. Do đó, chúng tôi cho rằng, hợp lý nhất là cần phải kết hợp cả hai phương pháp đó để đạt được các ưu điểm và loại trừ được các hạn chế của cả hai phương pháp. Cụ thể, có thể thiết kế điều luật này như sau: Khoản 1 là nội dung loại trừ và khoản 2 là liệt kê các vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án, trong đó điểm cuối cùng phải là câu: “Những vụ việc khác không thuộc trường hợp loại trừ tại khoản 1”. Chỉ như vậy mới đáp ứng được trọn vẹn vấn đề và luật mới thật sự cụ thể, rõ ràng, minh bạch, dễ hiểu, dễ thực hiện và hữu ích. Đồng thời, nội dung khoản 1 về vụ việc loại trừ cũng phải được quy định một cách cụ thể, cái gì chưa rõ thì mới giao cho Chính phủ, chứ không phải giao toàn quyền cho Chính phủ để cho lập pháp và tư pháp “chạy theo” hành pháp như Dự thảo. Tương tự, việc liệt kê càng cụ thể càng tốt (tương tự như quy định tại Điều 11 của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các VAHC hiện hành). Đối với những loại vụ việc tương đối phổ biến, đã rõ ràng thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án, thì không có lý gì mà lại không chỉ rõ để thực hiện. Chỉ có những loại việc chưa rõ về thẩm quyền, chưa phát sinh, thì khi đó mới cần phải xem xét đối chiếu với quy định của pháp luật. Điều quan trọng là việc liệt kê trong trường hợp này vẫn không sợ mắc phải lỗi bỏ sót, cũng như không sợ mất đi tính ổn định của Luật
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 479
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 530
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 16883
⬇ Lượt tải: 252
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 406
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 414
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 117
👁 Lượt xem: 587
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 379
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 566
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 1252
⬇ Lượt tải: 30
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 383
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 396
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 590
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 379
⬇ Lượt tải: 16