Mã tài liệu: 248650
Số trang: 14
Định dạng: docx
Dung lượng file: 41 Kb
Chuyên mục: Luật
Kỹ năng thẩm định dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
Để có được một báo cáo thẩm định chất lượng, góp phần bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ, khả thi của dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, thì người làm công tác thẩm định cần phải coi việc thẩm định một dự án, dự thảo như một công trình khoa học để đầu tư nghiên cứu nghiêm túc, cần trọng. Bên cạnh đó, người làm công tác thẩm định cũng cần phải nắm vững quy trình thẩm định, những kỹ năng thẩm định cơ bản, cần thiết. Bài viết xin cung cấp một số kỹ năng cơ bản trong việc thẩm định dự án, dự thảo văn bản và các ví dụ cụ thể minh hoạ cho từng nội dung thẩm định.
1. Sưu tầm và xử lý tài liệu
Để phục vụ cho việc thẩm định một dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, ngoài các tài liệu có trong hồ sơ thẩm định, người thẩm định phải sưu tầm và xử lý các tài liệu có liên quan đến văn bản được thẩm định. Các tài liệu này bao gồm:
- Các tài liệu, văn kiện của Đảng có liên quan đến nội dung văn bản;
- Hiến pháp, các văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn và văn bản có hiệu lực pháp lý ngang bằng có liên quan;
- Các thông tin, tài liệu về chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước có liên quan đến chính sách được quy định trong dự án, dự thảo văn bản;
- Các thông tin, tài liệu phản ánh dư luận trong nhân dân về chủ trương chính sách được quy định trong dự án, dự thảo hoặc chủ trương, chính sách có liên quan;
- Các thông tin, tài liệu có liên quan khác.
Việc sưu tầm và xử lý các văn bản, tài liệu, thông tin có liên quan đến dự án, dự thảo văn bản là vô cùng cần thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng thẩm định. Một mặt, những thông tin, tài liệu, văn bản này sẽ là nguồn thông tin bổ trợ giúp người thẩm định có thêm cơ sở khi xem xét, đánh giá văn bản được thẩm định, mặt khác, cung cấp thêm thông tin để kiểm chứng những nội dung mà cơ quan chủ trì soạn thảo đã trình bày trong các tài liệu thuộc hồ sơ thẩm định. Thực chất, đối với người thẩm định, việc sưu tầm và xử lý thông tin có liên quan đến nội dung văn bản thẩm định không phải chỉ được thực hiện sau khi họ được giao thẩm định văn bản mà đã được tiến hành và tích lũy qua quá trình công tác, trong quá trình được giao tham gia vào hoạt động soạn thảo văn bản. Trong quá trình thẩm định, một trong những cách hiệu qu
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 383
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 595
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 2326
⬇ Lượt tải: 34
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 644
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 750
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 782
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 513
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 562
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 1241
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 486
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 562
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 385
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 1129
⬇ Lượt tải: 28