Mã tài liệu: 230815
Số trang: 5
Định dạng: doc
Dung lượng file: 62 Kb
Chuyên mục: Luật
[FONT=Times New Roman]Đặt vấn đề
[FONT=Times New Roman]Dự thảo Luật Thủ đô được xây dựng nhằm thể hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về “Phân công, phân cấp, cho phép Thủ đô được chủ động thực hiện một số chức năng, quyền hạn riêng ”1. Theo đó, dự luật sẽ trao cho chính quyền Thủ đô một số cơ chế, chính sách đặc thù về thu hút, sử dụng vốn, về quản lý dân cư, giao thông, nhà đất
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman]Dự thảo Luật Thủ đô (Dự thảo luật) đã thu hút được sự tham gia đóng góp ý kiến của nhiều nhà khoa học, quản lý và đặc biệt là các vị đại biểu Quốc hội. Tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XII, Chính phủ đã trình Quốc hội Dự thảo luật gồm 4 chương với 35 điều. Trong buổi thảo luận ở tổ đã có 143 vị đại biểu Quốc hội của 16 tổ phát biểu ý kiến2. Tại phiên thảo luận ở Hội trường đã có 23 vị đại biểu Quốc hội phát biểu ý kiến3. Các ý kiến thảo luận tập trung vào các nội dung chính của dự luật như: vấn đề về sự cần thiết phải ban hành luật; thời điểm ban hành luật; về cơ chế chính sách đặc thù trong xây dựng và phát triển Thủ đô; về định hướng xây dựng Thủ đô; tính hợp hiến, tính hợp pháp của quy định về thẩm quyền của Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố (TP) Hà Nội ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) về những vấn đề mới phát sinh trong quá trình thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù dành cho Thủ đô .
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman]Theo quy định của Khoản 1, Điều 27 Dự thảo luật, HĐND TP Hà Nội được quyền ban hành VBQPPL để “điều chỉnh những vấn đề mới phát sinh từ thực tiễn liên quan đến việc thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù quy định tại Chương II của luật này mà chưa được pháp luật quy định”.
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman]Quy định trên đã gây ra những tranh luận về tính hợp hiến, tính hợp pháp của thẩm quyền ban hành VBQPPL của HĐND TP Hà Nội. Những ý kiến không tán thành với việc Dự thảo luật trao cho HĐND TP Hà Nội ban hành VBQPPL điều chỉnh những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù đã viện dẫn các quy định của Hiến pháp 1992, sửa đổi, bổ sung năm 2001. Ý kiến này cho rằng, theo quy định của Điều 120 Hiến pháp 1992, HĐND “Căn cứ vào Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, . ra nghị quyết về các biện pháp bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật ở địa phương ”. Do vậy, “nghị quyết của HĐND được ban hành là để đề ra các biện pháp bảo đảm thi hành Hiến pháp, pháp luật, chứ không điều chỉnh những vấn đề chưa được pháp luật điều chỉnh”4. Mặt khác, Khoản 4 Điều 14, Luật Ban hành VBQPPL năm 2008, quy định: “đối với những vấn đề cần thiết nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh, để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý xã hội thì Chính phủ được ban hành nghị định để điều chỉnh”5. Vì vậy, “không thể quy định giao cho UBND TP Hà Nội xây dựng, trình HĐND ban hành VBQPPL điều chỉnh những vấn đề phát sinh từ thực tiễn liên quan đến cơ chế chính sách đặc thù quy định tại Chương II của Luật”6.
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman]
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 595
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 499
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 593
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 1127
⬇ Lượt tải: 28
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 750
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 518
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 383
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 782
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 644
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 2325
⬇ Lượt tải: 34
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 385
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 355
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 486
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 364
⬇ Lượt tải: 16