Mã tài liệu: 215985
Số trang: 28
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 671 Kb
Chuyên mục: Công nghệ thực phẩm
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngô là cây màu lương thực quan trọng của Việt Nam, mặc dù năm 2005 đã đạt
1.039.000 ha, năng suất (NS) bình quân 35,5 tạ/ha (Ngô Hữu Tình, 2005), nhưng giữa
các năm, các vùng thường thấp và không ổn định. Có nhiều nguyên nhân, trong đó gió
mạnh làm ngô đổ gãy, gây giảm NS là yếu tố thường xuyên sảy ra. Theo Trần Hồng
Uy, Ngô Hữu Tình và cs (1997),cho rằng khi ngô bị đổ ở giai đoạn trỗ cờ, sẽ gây tổn
thất từ 50 - 75% sản lượng. Sherry A. Flint- Gracia, et. al (2003), ước tính hàng năm
đổ gãy ở ngô đã làm mất từ 5 - 20 % NS trên toàn thế giới. Nếu khắc phục được cản
trở này sẽ góp phần phát triển ngô ổn định ở Việt Nam. Tuy nhiên, để hạn chế hiện
tượng ngô đổ gãy cần giải quyết đồng bộ một số vấn đề sau:
- Lựa chọn giống ngô có tính chống đổ tốt để phát triển
- Gieo trồng để né tránh vào thời điểm có gió mạnh
- Tìm kiếm biện pháp kỹ thuật như mật độ, bón phân hợp lý.
Xuất phát từ những yêu cầu thiết thực trên, chúng tôi tiến hành đề tài: _Nghiên
cứu một số đặc điểm nông, sinh học có liên quan đến tính chống đổ của ngô, nhằm
phát triển ngô ở Việt Nam_.
2. Mục tiêu nghiên cứu
1) Tìm hiểu ảnh hưởng của gió tới vấn đề đổ gãy ở cây ngô. 2) Xác định và
cung cấp dẫn liệu khoa học về sự đóng góp từng đặc điểm nông, sinh học với đổ gãy.
Tìm hiểu mối quan hệ tổng hợp giữa các đặc tính với NS dòng và tổ hợp lai (THL).
Tìm hiểu một số cơ chế đổ gãy ở chỉ tiêu sinh lý, thông qua các mối tương quan, tập
trung tuyển chọn các dòng, giống ngô có tính chống đổ. 3) Đề xuất biện pháp để góp
phần định hướng cho công tác nghiên cứu và sản xuất giống ngô chống đổ. 4) Lựa
chọn vật liệu tiến hành lai thử các THL có NS cao, chống đổ tốt.
3. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. ý nghĩa khoa học
1) Đề tài đã nhận xét trong điều kiện nhiệt đới gió mùa của Việt Nam, tốc độ
gió mạnh có liên quan chặt với tỷ lệ đổ gãy. Nhu cầu có những giống ngô chống đổ
luôn là đòi hỏi bức thiết trong nghiên cứu cũng như trong sản xuất. 2) Các kết quả
nghiên cứu chứng minh được một số chỉ tiêu quan trọng: Lực bẻ thân, đường kính
thân, độ dày vòng mô cứng, áp suất thẩm thấu tương quan chặt đến tính đổ ở ngô. 3)
Đề tài đã nghiên cứu sự phục hồi sau đổ ở ngô và bổ sung vào cơ sở lý luận là có thể
đánh giá tính chống đổ ở mật độ cao (9,5 vạn cây/ha). 4) Đề tài bước đầu xác định và
khai thác ưu thế lai (ƯTL) về tính chống đổ giữa các nguồn vật liệu để thử nghiệm
một số THL có NS cao, chống đổ tốt.
3.2. ý nghĩa thực tiễn
1) Đề tài đã xây dựng được phương trình dự báo khả năng chống đổ của cây ngô
trong điều kiện gió mạnh với chế độ canh tác thông thường hiện nay. 2)Từ những
nghiên cứu về lực bẻ của thân, đường kính thân, khối lượng rễ, số bó mạch và áp suất
thẩm thấu, gợi ý cho các nhà tạo giống có những định hướng trong sản xuất ngô chống
đổ. 3) Kết quả nghiên cứu của đề tài đã lai tạo được một số THL chống đổ tốt có NS
cao đang khảo sát tại các tỉnh ở phía Nam.
2
4. Cấu trúc của luận án
Luận án gồm 137 trang, 39 bảng biểu, 16 hình ảnh minh hoạ, 117 tài liệu tham
khảo. Cấu trúc luận án gồm 8 phần: Mở đầu: 6 trang. Cơ sở khoa học và tổng quan tài
liệu: 28 trang.Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu 10 trang. Kết quả và thảo
luận: 78 trang. Kết luận và đề nghị : 2 trang. Các công trình công bố có liên quan đến
luận án : 5 công trình. Tài liệu tham khảo (117 tài liệu): 12 trang. Phụ lục: 29 trang.
5. Những đóng góp mới của luận án
1). Nghiên cứu tính đổ của ngô lần đầu tiên được thực hiện một cách chi tiết, có
hệ thống tại Việt Nam; 2). Qua điều tra, thu thập số liệu về cường độ và tần suất gió
đã xây dựng được phương trình dự tính tỷ lệ đổ gãy ở ngô trong điều kiện có gió
mạnh; 3). Đề tài đã chứng minh một số đặc điểm nông sinh học quan trọng như: Lực
bẻ thân, đường kính thân, chiều cao cây, độ dày vòng mô cứng, áp suất thẩm thấu của
tế bào thân ngô có tương quan chặt với đổ rễ và đổ gãy thân. Dựa vào các chỉ số này
có thể chọn được các dòng, giống ngô chống đổ; 4). Đề tài đã nhận xét sự phục hồi
sau đổ gãy của ngô có tỷ lệ thấp, nhất là đổ gãy thân trong giai đoạn trước trỗ cờ
không có khả năng phục hồi; 5). Bước đầu thử nghiệm được một số THL NS cao,
chống đổ tốt đang khảo sát tại các tỉnh khu vực phía Nam vào năm 2004, 2005
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 293
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 483
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 400
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 264
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 721
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 471
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 968
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 479
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 382
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 528
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 456
⬇ Lượt tải: 16