Mã tài liệu: 215973
Số trang: 14
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 298 Kb
Chuyên mục: Công nghệ thực phẩm
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây hồng (Diospyros kaki L.) là cây ăn quả quan trọng ở Việt
Nam, được xác định là một trong những cây ăn quả đặc sản của vùng
Đông Bắc. Quả hồng có hàm lượng dinh dưỡng khá cao: đường tổng số
chiếm từ 10-18%, protein từ 0,4 - 0,6%, ngoài ra còn chứa các loại
Caroten, Vitamin A, C, PP, B1, B2, ., , , , ,
. Thái Nguyên, Bắc Kạn là hai tỉnh có điều kiện tự nhiên thuận
lợi cho cây hồng sinh trưởng, phát triển. Trong những năm qua hai tỉnh
đã chú trọng mở rộng diện tích trồng hồng, tuy nhiên hiệu quả kinh tế
của cây hồng còn thấp, nguyên nhân do chưa có những nghiên cứu về
đặc điểm sinh trưởng, phát triển, chưa có biện pháp kỹ thuật canh tác
phù hợp nên năng suất thấp.
Để giải quyết những khó khăn trên, chúng tôi tiến hành thực
hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và biện
pháp nâng cao tỷ lệ đậu quả của một số giống hồng ở Thái Nguyên,
Bắc Kạn”.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Điều tra, nghiên cứu các giống hồng đang trồng tại hai tỉnh Thái
Nguyên, Bắc Kạn, xác định giống sinh trưởng phù hợp của vùng.
- Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và mối liên hệ giữa
sinh trưởng cành với năng suất của một số giống hồng trồng phổ biến
tại Thái Nguyên, Bắc Kạn.
- Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật tăng tỷ lệ đậu quả, năng
suất hồng tại Thái Nguyên, Bắc Kạn.
3. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Đề tài bổ sung thêm những dẫn liệu có cơ sở khoa học lý luận về
đặc tính sinh trưởng, phát triển và phục vụ cho chương trình thâm canh
tăng năng suất các giống hồng đang và sẽ tiếp tục phát triển trong tương
lai ở Việt Nam nói chung và ở Thái Nguyên, Bắc Kạn nói riêng.
- Các kết quả nghiên cứu từ công trình này, ngoài ý nghĩa bảo vệ
nguồn gen cây ăn quả đặc sản bản địa của Thái Nguyên, Bắc Kạn, còn
2
góp phần giải quyết thực trạng trồng hồng trong nước mang tính quảng
canh, dựa vào tự nhiên, năng suất thấp, sản phẩm thu hoạch kém chất
lượng, có nguy cơ thoái hoá giống nhanh, hiệu quả sản suất thấp, gây
khó khăn cho chủ vườn.
- Đề tài góp phần hoàn thiện quy trình trồng và chăm sóc hồng,
tăng năng suất thu hoạch, tăng thu nhập cho người làm vườn.
- Những kết quả của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu giảng dạy
trong các trường kỹ thuật nông nghiệp, làm tài liệu tham khảo cho các
nhà làm vườn, các cán bộ khuyến nông và các nhà khoa học nông
nghiệp nghiên cứu những vấn đề liên quan đến đặc điểm sinh học của
cây hồng.
4. Những đóng góp của luận án
- Là công trình khoa học đề cập đến việc đánh giá khái quát về
tiềm năng phát triển cây hồng ở vùng đồi núi phía Bắc nói chung và ở
Thái Nguyên, Bắc Kạn nói riêng.
- Góp phần đi sâu nghiên cứu về một số đặc điểm sinh trưởng,
phát triển của cây hồng tại Việt Nam cũng như ở Thái Nguyên và Bắc
Kạn, tạo tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo về cây hồng trong
tương lai.
- Dựa vào cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài, bước đầu đề xuất
các biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất hồng, góp phần nâng
cao hiệu quả sử dụng đất đồi núi vùng Đông Bắc
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 529
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 289
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 293
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 110
👁 Lượt xem: 610
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 401
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 264
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 479
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 495
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 969
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 404
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 481
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 473
⬇ Lượt tải: 16