Mã tài liệu: 214947
Số trang: 28
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 287 Kb
Chuyên mục: Công nghệ thực phẩm
1. Tính cấp thiết của đề tài
Rau là cây thực phẩm quan trọng về mặt dinh dưỡng cung cấp các loại vitamin cho sự
sống của con người. Trong số các loại rau, rưa chuột (Cucumis sativus L.) là cây trồng quan
trọng đứng thứ hai sau cà chua trong chiến lược xuất khẩu của chính phủ. Diện tích trồng dưa
chuột trong năm 1999 là 6478 ha, đến năm 2001 là 6804 ha. Trên dưa chuột thường có nhiều
loài sâu hại như rệp bông Aphis gossypii, bọ phấn Bemisia myricae, bọ trĩ Thrips palmi, ruồi đục
lá Liriomyza sativae, nhện đỏ Panonychus sp. v.v .Chúng trực tiếp làm giảm nghiêm trọng năng
suất dưa chuột khi mật độ quần thể cao. Để bảo vệ mùa màng nông dân mới chỉ áp dụng biện
pháp hoá học mà thôi, trong một vụ dưa chuột số lần phun thuốc lên tới 8 đến 13 lần. Chi phí
bảo vệ thực vật lên tới 40% hoặc nhiều hơn, cứ 1.000.000 đồng do bán sản phẩm dưa chuột thì
phải mất 400.000 đồng cho chi phí bảo vệ thực vật.
Để giải quyết vấn đề cấp bách trên, chúng tối tiến hành thực hiện đề tài “ Nghiên cứu
đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của bọ trĩ Thrips palmi Karny hại dưa chuột và
biện pháp phòng chống chúng ở vùng Hà Nội và phụ cận”.
2. Mục đích và yêu cầu
2.1. Mục đích
Xác định thành phần bọ trĩ hại dưa chuột, đặc điểm sinh học, sinh thái của Thrips palmi
Karny trên cơ sở đó đề xuất biện pháp phòng chống tổng hợp (IPM) bọ trĩ tại vùng Hà Nội và
phụ cận.
2.2. Yêu cầu
1. Điều tra xác định thành phần bọ trĩ hại dưa chuột, tình hình gây hại của bọ trĩ T. palmi và thiên
địch của chúng tại vùng nghiên cứu.
2. Nghiên cứu đặc điểm sinh học của bọ trĩ T. palmi
3. Nghiên cứu đặc điểm sinh thái của bọ trĩ T. palmi
4. Nghiên cứu về thiên địch của bọ trĩ T. palmi
5. Nghiên cứu các biện pháp phòng chống tổng hợp bọ trĩ T. palmi trên cây dưa chuột tại vùng
nghiên cứu.
- Biện pháp kỹ thuật canh tác: sử dụng giống, luân canh cây trồng và thời vụ trồng.
- Biện pháp cơ giới vật lý: sử dụng các loại bẫy khác nhau để bẫy T. palmi.
- Biện pháp sinh học: sử dụng thiện địch như bọ xít bắt mồi Orius sauteri để điều khiển quần
thể bọ trĩ T. palmi.
- Biện pháp hoá học: đánh giá hiệu lực của các loại thuốc đang có mặt trên thị trường hiện nay.
* Thực hiện quy trình quản lý tổng hợp IPM (Integrated Pest Management) trong phòng chống
3
bọ trĩ T. palmi trên cây dưa chuột.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của bọ trĩ Thrips palmi.
- Cây trồng: cây dưa chuột giống Phú Thịnh, giống Hà Lan Happy 02, Shokun 701,
Gauri 757 và DV-027.
- Nghiên cứu một số biện pháp phòng chống:
+ Biện pháp canh tác
+ Biện pháp phủ ny lông
+ Biện pháp sinh học
+ Biện pháp hoá học
+ Quy trình quản lý phòng chống tổng hợp IPM loài bọ trĩ Thrips palmi trên cây dưa
chuột.
4. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Xác định thành phần bọ trĩ hại dưa chuột, đặc điểm sinh học, sinh thái của bọ trĩ Thrips
palmi Karny và đặc điểm sinh học, sinh thái của loài thiên địch chính, trên cơ sở đó đề xuất biện
pháp phòng chống bọ trĩ Thrips palmi trên dưa chuột một cách có hiệu quả dựa trên cơ sở sinh
thái.
5. Đóng góp mới của luận án
- Đã xác định được 7 loài bọ trĩ hại trên cây dưa chuột trong đó loài bọ trĩ Thrips palmi
gây hại nghiêm trọng nhất.
- Tại vùng Hà nội và phụ cận bọ trĩ T. palmi chỉ gây hại trên dưa chuột làm giảm năng
suất nghiêm trọng trong điều kiện vụ xuân - hè, còn trong vụ thu và đông bọ trĩ
T. palmi không phải là loài dịch hại chủ yếu trên dưa chuột.
- Đã xác định được một số yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến biến động quần thể bọ trĩ T.
palmi trên dưa chuột, trong đó yếu tố mưa có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong việc hạn chế mật
độ quần thể T. palmi.
- Dùng ny lông làm hàng rào cao 1,5 m xung quanh ruộng có thể làm giảm mật độ
T. palmi khoảng 5%. Tỉa bớt các lá tầng dưới sát mặt đất có thể làm giảm mật độ T. pami 6 %.
Dùng vòi tưới nước cho dưa chuột có thể làm bọ trĩ bị rửa trôi từ 20 đến 30%. Không trồng dưa
chuột sau cà tím, bí xanh và mướp đắng mà nên trồng dưa chuột sau cà chua.
Luận án đã:
- áp dụng thành công biện pháp sinh học trong phòng chống T. palmi trên dưa chuột bằng
sử dụng bọ xít bắt mồi O. sauteri theo mô hình của Sabelis (1992).
- Xây dựng quy trình phòng chống tổng hợp IPM bọ trĩ T. palmi trên dưa chuột đạt hiệu
4
quả cao
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 293
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 344
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 426
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 471
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 382
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 610
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 583
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 479
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 455
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 342
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 110
👁 Lượt xem: 609
⬇ Lượt tải: 22
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 968
⬇ Lượt tải: 17