Mã tài liệu: 215995
Số trang: 16
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 223 Kb
Chuyên mục: Công nghệ thực phẩm
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vịt có tính thích nghi cao với điều kiện sinh thái, tận dụng
được nguồn thức ăn động vật thuỷ sinh và nguồn lương thực rơi vãi
sau những vụ thu hoạch lúa. Chăn nuôi vịt đã phát triển rộng rãi ở
nước ta, đặc biệt ở vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và đồng bằng
sông Cửu Long (ĐBSCL). Năm 2003, tổng đàn gia cầm có 254,07
triệu con, trong đó có gần 70 triệu vịt, chiếm 27,56% (Tổng cục
thống kê năm 2004).
Một trong những khó khăn lớn để phát triển chăn nuôi vịt là
dịch bệnh, trong đó chủ yếu là những bệnh truyền nhiễm và ký sinh
trùng.
Do điều kiện địa lý và khí hậu nước ta rất thuận lợi cho nhiều
loài vật chủ trung gian như: nhuyễn thể, giáp xác, ấu trùng các loài côn
trùng phát triển mạnh nên bệnh giun sán ở vịt có tỷ lệ nhiễm cao và
phổ biến ở khắp nơi, ở mọi lứa tuổi vịt. Bệnh xảy ra quanh năm và âm
thầm dai dẳng gây thiệt hại lớn về kinh tế. Theo Đỗ Dương Thái và
Trịnh Văn Thịnh (1978) bệnh ký sinh trùng làm giảm khả năng sinh
trưởng của vịt khoảng 30% so với bình thường và làm giảm sản lượng
trứng từ 25 - 40%.
ở nước ta, đã có một số tác giả nghiên cứu về ký sinh trùng ở
vịt như: Trịnh Văn Thịnh (1963), Nguyễn Thị Kỳ (1966, 1980), Bùi
Lập (1969), Nguyễn Thị Lê (1968, 1971, 1979, 1987), Phan Thế Việt
(1969, 1978), Phan Lục (1971, 1972), Đào Hữu Thanh (1996), Phan
Địch Lân, Phạm Sỹ Lăng (1973, 1975), Nguyễn Hữu Hưng (2006) .
Những nghiên cứu mới tập trung vào xác định khu hệ giun sán, tỷ lệ
nhiễm giun sán của vịt ở một số địa điểm địa phương, chưa đi sâu
nghiên cứu nhiều về sinh học, bệnh học và biện pháp phòng nhiễm
2
bệnh. Trong hai thập kỷ gần đây, những vấn đề này lại ít được quan
tâm nghiên cứu, vì thế chưa đưa ra được qui trình phòng trị bệnh giun
sán cho vịt nuôi một cách có hiệu quả.
Xuất phát từ tình hình trên và do yêu cầu cấp thiết của thực tế
sản xuất, để có cơ sở đề xuất các biện pháp phòng trừ bệnh phù hợp
với điều kiện chăn nuôi vịt ở nước ta hiện nay, nhất là ở vùng ĐBSH
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu tình trạng nhiễm giun sán của vịt ở Thái Bình,
Nam Định, Hải Dương và đề xuất biện pháp phòng trị”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Xác định thành phần loài và sự phân bố các loài giun sán ký
sinh của vịt ở một số địa điểm thuộc 3 tỉnh vùng ĐBSH.
- Đánh giá tình trạng nhiễm giun sán ở vịt tại một số địa điểm
thuộc các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hải Dương.
- Khảo sát những biến đổi bệnh lý và lâm sàng của vịt nhiễm
giun sán.
- Xác định hiệu lực một số thuốc tẩy giun sán cho vịt, đề xuất
qui trình phòng trừ bệnh giun sán cho vịt nuôi vùng ĐBSH.
3. Những đóng góp mới của luận án
Đây là công trình khoa học nghiên cứu tương đối có hệ thống
về giun sán ký sinh và bệnh giun sán ở vịt nuôi, tại một số địa phương
thuộc vùng ĐBSH.
- Xác định được thành phần loài và sự phân bố các loài giun
sán, bổ sung cho khu hệ giun sán ký sinh ở vịt vùng ĐBSH nói riêng
và ở nước ta nói chung;
- Đánh giá được thực trạng nhiễm và biến động nhiễm giun sán
của vịt theo một số điều kiện sinh thái ở các điểm thuộc 3 tỉnh vùng
ĐBSH bổ xung cho dịch tễ học bệnh giun sán ở vịt;
3
- Bước đầu xác định được những biến đổi bệnh lý về lâm sàng
và bệnh tích vi thể của vịt nhiễm giun sán;
- Đánh giá được hiệu lực của một số loại thuốc tẩy giun sán
cho vịt. Đề xuất qui trình phòng trị bệnh giun sán cho vịt nuôi tại các
địa phương thuộc vùng ĐBSH
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 583
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 497
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 293
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 968
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 479
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 499
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 518
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 596
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 535
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 344
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 494
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 471
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 611
⬇ Lượt tải: 16