Mã tài liệu: 117869
Số trang: 9
Định dạng: docx
Dung lượng file: 135 Kb
Chuyên mục: Thời trang
Chính phủ Việt Nam là cơ quan chấp hành của Quốc hội Việt Nam, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của Việt Nam. Theo Hiến pháp 1946 gọi là Chính phủ; Hiến pháp 1959 có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1960, gọi là Hội đồng Chính phủ; Hiến pháp 1980, có hiệu lực từ ngày 19 tháng 12 năm 1980, gọi là Hội đồng Bộ trưởng. Hiến pháp 1992 có hiệu lực từ ngày 15 tháng 4 năm 1992 lại được đổi, gọi là Chính phủ.
Chính phủ do Chủ tịch nước thành lập và Quốc hội phê chuẩn, có nhiệm kỳ theo nhiệm kỳ của Quốc hội (5 năm). Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chính phủ tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu Chủ tịch nước và phê chuẩn chính phủ mới. Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng, các bộ trưởng và các thành viên khác. Ngoài Thủ tướng, các thành viên khác không nhất thiết phải là đại biểu Quốc hội. Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang Bộ - đều do Quốc hội bầu ra. Số lượng thành viên của Chính phủ không cố định.
Chính phủ chịu sự giám sát của Quốc hội. Chính phủ phải chấp hành: Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước. Chính phủ phải chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức của Chính phủ được quy định tại chương VIII Hiến pháp năm 1992, Luật Tổ chức Chính phủ (năm 2001), và Quy chế làm việc của Chính phủ (ban hành kèm theo Nghị định 23/2003/NĐ-CP). Nghị định của Chính phủ và quyết định của Thủ tướng Chính phủ là văn bản quy phạm pháp luật dưới luật ở Việt Nam.
Chính phủ nước ta hiện nay có nhiệm kỳ kéo dài từ năm 2007 đến năm 2011, được Quốc hội khóa XII (2007-2011) phê chuẩn trong kỳ họp lần thứ nhất vào cuối tháng 7 đầu tháng 8 năm 2007. Một vài vị trí có thay đổi sau đó do công tác luân chuyển cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tất cả các thành viên Chính phủ đều là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó 6 người là Ủy viên Bộ Chính trị.
Theo Hiến pháp 1992 (sửa đổi năm 2001), Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp tối cao của Nhà nước. Quốc hội bầu Thủ tướng theo đề nghị của của Chủ tịch nước trong số các đại biểu Quốc hội và chỉ có Quốc hội mới có quyền miễn nhiệm, bãi nhiệm Thủ tướng trước khi kết thúc nhiệm kỳ. Thủ tướng Chính phủ đề nghị Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ. Căn cứ vào nghị quyết phê chuẩn của Quốc hội, Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 681
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 1328
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 188
👁 Lượt xem: 955
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 193
👁 Lượt xem: 917
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 1821
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 111
👁 Lượt xem: 689
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 555
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 132
👁 Lượt xem: 866
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 5027
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 632
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 220
👁 Lượt xem: 838
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 1018
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 410
⬇ Lượt tải: 17