Mã tài liệu: 86588
Số trang: 111
Định dạng: docx
Dung lượng file: 858 Kb
Chuyên mục: Thời trang
Từ khi thành lập tới nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Do đó, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng việc tổ chức, lãnh đạo và phát triển các tổ chức hội. Trong sự nghiệp đổi mới, Đảng ta khẳng định:
trong giai đoạn mới cần thành lập các hội đáp ứng nhu cầu chính đáng về nghề nghiệp và đời sống của nhân dân hoạt động theo hướng ích nước, lợi nhà, tương thân, tương ái. Các tổ chức hội quần chúng được thành lập theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản và tự trang trải về tài chính trong khuôn khổ pháp luật (1)
Hiện nay, các tổ chức hội đã phát triển nhanh với số lượng lớn và được tổ chức dưới nhiều hình thức đa dạng: hội, tổng hội, liên hiệp hội, hiệp hội... Hoạt động của hội ngày càng phong phú và có hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội như: xoá đói giảm nghèo, bảo vệ tài nguyên, môi trường, nâng cao dân trí, tham gia vào việc xã hội hoá các hoạt động y tế, văn hoá, giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ, thể dục thể thao, từ thiện nhân đạo. Nhiều hội đã và đang tham gia cung cấp dịch vụ công do Nhà nước chuyển giao, tham gia tư vấn, phản biện các đề án, chính sách, góp phần nâng cao vai trò quản lý và hoàn thiện về thể chế, chính sách của Nhà nước.
Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách pháp luật và áp dụng pháp luật về hội trong thời gian qua đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết, bất cập, chưa phù hợp với tình hình phát triển của các tổ chức hội. Một số hội hoạt động còn mang tính hình thức, nặng tư tưởng bao cấp, ỷ lại và hành chính hoá, chưa phản ánh được nguyện vọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên. Hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về hội còn hạn chế do các biện pháp, chế tài chưa đủ mạnh, nhiều lĩnh vực quản lý, nhất là những lĩnh vực có yếu tố nước ngoài còn chưa được quy định. Nhiều vấn đề lý luận về tổ chức hội trong điều kiện đặc thù ở nước ta trong mối quan hệ với vị trí, vai trò của hội trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế chưa được làm sáng tỏ.
Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, mở rộng dân chủ và tăng cường xã hội hoá trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay cũng chính là đòi hỏi cần hoàn thiện pháp luật về hội nhằm tạo hành lang pháp lý giúp các tổ chức hội có điều kiện phát triển thuận lợi, đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.
Để khắc phục những bất cập, hạn chế của văn bản pháp luật hiện hành về hội, đồng thời thể chế hoá đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế thì việc hoàn thiện pháp luật vê hội là một yêu cầu khách quan và cấp thiết.
Kết cấu đề tài:
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc hoàn thiện pháp luật về hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở VIỆT NAM hiện nay
Chương 2: Thực trạng pháp luật về hội ở VIỆT NAM hiện nay
Chương 3: Quan điểm, phương hướng và giải pháp
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 868
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 597
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 147
👁 Lượt xem: 720
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 675
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 659
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 1938
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 7395
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 681
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 12772
⬇ Lượt tải: 100
📎 Số trang: 229
👁 Lượt xem: 939
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 208
👁 Lượt xem: 948
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 881
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 111
👁 Lượt xem: 686
⬇ Lượt tải: 18