Mã tài liệu: 88599
Số trang: 60
Định dạng: docx
Dung lượng file: 393 Kb
Chuyên mục: Thời trang
CViệc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) có nội dung phù hợp với nhu cầu phát triển khách quan của xã hội, nhu cầu quản lý nhà nước là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng và hiệu quả quản lý nhà nước. Có thể thấy rằng chất lượng của văn bản quy phạm pháp luật và khả năng đảm bảo tính khả thi phụ thuộc rất nhiều vào việc tuân thủ quy trình xây dựng, ban hành văn bản QPPL. Các chủ thể tham gia xây dựng, ban hành văn bản là nhân tố hàng đầu quyết định đến chất lượng của một văn bản pháp luật nói chung và văn bản QPPL nói riêng. Thực tế hiện nay, nhiều văn bản QPPL được ban hành không đảm bảo chất lượng, tính khả thi kém. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng đó là do các chủ thể chưa thực hiện tốt trách nhiệm của mình đối với việc xây dựng, ban hành văn bản QPPL.
Bên cạnh đó, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 (sửa đổi bổ sung 2002), Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân năm 2004 chỉ quy định một cách chung chung về trách nhiệm của các chủ thể trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản QPPL mà chưa đề cập một cách rõ ràng đến các biện pháp bảo đảm khi thực hiện trách nhiệm của các chủ thể này. Ví dụ như việc không hoàn thành tốt sẽ phải gánh chịu hậu quả là áp dụng chế tài, hoặc hoàn thành tốt sẽ được khuyến khích, khen thưởng.
Hiện nay, chưa có nhiều công trình khoa học nghiên cứu sâu về trách nhiệm của các chủ thể trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản QPPL, có chăng chỉ mới dừng lại ở những bài viết trên tạp trí chuyên ngành luật và chỉ đề cập ở mức độ khái quát. Chính vì vậy, việc tìm hiểu và nghiên cứu làm rõ trách nhiệm của các chủ thể đối với việc xây dựng, ban hành văn bản QPPL là hết sức cần thiết. Trên cở sở làm rõ trách nhiệm cụ thể của từng chủ thể trong từng giai đoạn của quy trình xây dựng, ban hành văn bản QPPL, đồng thời đánh giá thực trạng của việc thực hiện nhiệm vụ của các chủ thể này, có thể chỉ ra được nguyên nhân dẫn đến sự thiếu trách nhiệm của các chủ thể và đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm khắc phục, nâng cao hơn nữa trách nhiệm của các chủ thể đối với việc xây dựng, ban hành văn bản QPPL; đảm bảo chất lượng và đảm bảo tính khả thi của văn bản QPPL.
Kết cấu đề tài:
Chương 1: Những vấn đề chung về văn bản quy phạm pháp luật và trách nhiệm của các chủ thể trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Chương 2: Tình hình thực hiện trách nhiệm của các chủ thể và một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa trách nhiệm của các chủ thể trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật hiện nay
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 841
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 407
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 188
👁 Lượt xem: 952
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 1818
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 193
👁 Lượt xem: 915
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 552
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 1015
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 221
👁 Lượt xem: 1121
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 1875
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 5021
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 132
👁 Lượt xem: 864
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 680
⬇ Lượt tải: 16