Tìm tài liệu

To chuc day hoc theo du an mot so kien thuc phan tu truong va cam ung dien tu hoc phan dien va tu dai cuong cho sinh vien nganh Ky thuat DH GiaoThog

Info

MS: LVVL-PPDH042

SỐ TRANG: 163

NGÀNH: VẬT LÝ

CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ

TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM

NĂM: 2009

GIỚI THIỆU LUẬN VĂN

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Trong thời đại ngày nay, thế giới đang bước vào một kỷ nguyên mới với sự

phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật hiện đại, những thành tựu của nó gần

như được áp dụng ngay lập tức vào tất cả các lĩnh vực, là động lực thúc đẩy sự phát

triển mạnh mẽ về mọi mặt của đời sống xã hội. Để đáp ứng yêu cầu phát triển ngày

càng cao của xã hội, đòi hỏi con người không ngừng học hỏi, nâng cao tri thức và

kỹ năng của mình. Sứ mệnh đó đã đặt lên vai ngành giáo dục một trọng trách lớn

lao: đào tạo con người đáp ứng yêu cầu xã hội ngày càng phát triển.

Giáo dục hiện đại đang đứng trước yêu cầu và thách thức lớn lao của xã hội

hiện đại. Trong trường đại học, việc học tập của sinh viên không thể là thụ động

tiếp thu bài giảng của giảng viên mà phải là sự tham gia tích cực vào các hoạt động

học tập, độc lập sáng tạo, tích cực tham gia các hoạt động tập thể để có thể tham gia

vào các hoạt động sản xuất và xã hội sau này. Việc dạy của giảng viên không chỉ là

cung cấp kiến thức, mà phải tạo cho sinh viên có cơ hội tham gia khám phá thế giới

thực, phân tích và giải quyết vấn đề. Kết quả cần rèn luyện cho sinh viên là tính

năng động cá nhân, tư duy sáng tạo, năng lực thực hành giỏi, khả năng hợp tác, khả

năng giải quyết các vấn đề mà thực tiễn đặt ra.

Thời gian qua, giáo dục nước ta đã và đang thực hiện những thay đổi trong

toàn bộ quá trình dạy học: mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, tổ chức

thực hiện, đánh giá. Việc đổi mới phương pháp nhằm phát triển con người toàn diện

hơn, đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hoà nhập vào

sự tiến bộ chung của khu vực và trên thế giới. Điều đó đã được khẳng định trong

luật giáo dục, điều 28.2 Luật giáo dục ghi rõ: “…Phương pháp giáo dục phổ thông

phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với

đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm

việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến

tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”; đối với giáo dục đại

học, điều 40.2 ghi rõ: “...Phương pháp đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học

phải coi trọng việc bồi dưỡng ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự

nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tạo điều kiện

cho người học tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng”.

Một lần nữa, nghị quyết TW2 khoá VIII khẳng định: “...Đổi mới mạnh mẽ

phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp

tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và

phương tiện hiện đại vào trong quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự

học, tự nghiên cứu cho học sinh, nhất là sinh viên đại học”.

Nhiệm vụ của hệ thống giáo dục đại học là đào tạo nguồn nhân lực có trình độ

cao, có đạo đức trong sáng, năng động, nhạy bén, có khả năng tiếp thu nhanh chóng

những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại. Đó là lực lượng lao động nòng cốt

đưa đất nước phát triển kịp với xu thế phát triển của thời đại. Để đáp ứng được yêu

cầu phát triển của đất nước, giáo dục đại học tất yếu phải luôn đổi mới cả về nội

dung lẫn phương pháp, rèn luyện cho sinh viên kỹ năng giải quyết các vấn đề thực

tiễn một cách linh hoạt .Đổi mới phải được xem là mệnh lệnh của cuộc sống nếu

không muốn đất nước bị tụt hậu.

Tuy nhiên, nhìn chung giáo dục đại học của nước ta vẫn chậm đổi mới so với

xu hướng đổi mới chung của giáo dục, nhất là đối với các môn học đại cương ở các

trường Đại học kỹ thuật. Cụ thể:

- Về nội dung giáo trình giảng dạy: vẫn là các giáo trình cũ được chỉnh sửa đôi

chút, các kiến thức rất cũ, việc cập nhật các kiến thức mới còn hạn chế, các kiến

thức mà sinh viên tiếp thu được rất khó liên hệ với thực tế.

- Về phương pháp dạy học: vẫn là cách dạy học truyền thống - thầy đọc , giảng

giải; trò ghi chép cẩn thận, học thuộc. Sinh viên rất ít có thời gian tự nghiên cứu, tự

học, thực hiện các nhiệm vụ học tập phức hợp gắn liền với thực tiễn.

- Về hình thức kiểm tra, đánh giá: điểm thi kết thúc học phần chiếm đến 80%

tổng số điểm của học phần, còn 20% là điểm chuyên cần và làm thí nghiệm. Như

vậy, không có điểm đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của sinh viên,

cũng như điểm kỹ năng giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến nội dung học

tập.

Từ thực tiễn dạy học Vật lý ở trường Đại học GTVT, chúng tôi nhận thấy khi

giảng dạy các học phần đại cương nói chung, Vật lý đại cương nói riêng, các giảng

viên hầu như chỉ tập trung giảng giải, trình bày, thông báo các kiến thức để sinh

viên vận dụng giải các bài tập thuần tuý lý thuyết mà ít liên hệ đến các ứng dụng

thực tế, có chăng chỉ là giới thiệu mang tính đại khái, chung chung để cho sinh viên

biết…Hầu như không có giảng viên nào giao cho sinh viên các nhiệm vụ học tập

phức hợp, vận dụng nội dung kiến thức bài học và kiến thức liên môn để giải quyết

vấn đề trong thực tế, qua đó sinh viên phải tự nghiên cứu, lập kế hoạch, thực hiện kế

hoạch, cộng tác với bạn bè và thầy cô để có thể giải quyết được vấn đề đặt ra, từ đó

sinh viên tự trang bị cho mình kỹ năng vận dụng kiến thức (được học, tự nghiên

cứu) để giải quyết linh hoạt các vấn đề thực tiễn, tạo sự say mê, hứng thú ở chính

người học.

Trong học phần Điện và Từ đại cương dành cho sinh viên các trường Đại học

kỹ thuật, một số kiến thức phần Từ trường và Cảm ứng điện từ có rất nhiều ứng

dụng hay và lý thú. Người học sẽ học tập tích cực hơn nếu các kiến thức được vận

dụng vào giải quyết những vấn đề cụ thể, thực tế, điều đó làm cho các kiến thức trở

nên có nghĩa đối với người học, khơi dậy lòng say mê, hứng thú ở họ. Với mục đích

trang bị cho sinh viên kiến thức vững chắc, rèn luyện kỹ năng giải quyết các vấn đề

thực tế đặt ra, khơi dậy tính tích cực, tự chủ của sinh viên thì việc tổ chức dạy học

dự án sẽ đem lại hiệu quả cao.

Dạy học dự án (DHDA) là một hình thức dạy học quan trọng để thực hiện

quan điểm dạy học định hướng vào người học, quan điểm dạy học định hướng hoạt

động và quan điểm dạy học tích hợp. DHDA góp phần gắn lý thuyết với thực hành,

tư duy và hành động, nhà trường và xã hội, tham gia tích cực vào việc đào tạo năng

lực làm việc tự lực, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, tinh

thần trách nhiệm và khả năng cộng tác làm việc của người học.

Ở Việt Nam, các đề án môn học, đề án tốt nghiệp từ lâu cũng đã được sử dụng

trong đào tạo đại học, các hình thức này gần gũi với dạy học theo dự án. Tuy vậy

trong lĩnh vực dạy học, DHDA này chưa được quan tâm nghiên cứu một cách thích

đáng, nên việc sử dụng chưa đạt hiệu quả cao. Một vài năm gần đây, tuy đã có một

số nghiên cứu vận dụng dạy học dự án vào dạy học một số kiến thức vật lí nhưng

tập trung chủ yếu vào dạy học với đối tượng học sinh phổ thông.

Với những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài:

Tổ chức dạy học dự án một số kiến thức thuộc phần “Từ trường và Cảm

ứng điện từ” - học phần Điện và Từ đại cương cho sinh viên ngành kỹ thuật

trường Đại học Giao thông.

2. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu việc tổ chức dạy học dự án một số nội dung kiến thức thuộc

phần “Từ trường và Cảm ứng điện từ”- học phần Điện và Từ đại cương nhằm phát

huy tính tích cực, chủ động của người học, hướng tới phát triển kỹ năng tư duy bậc

cao, rèn luyện cho sinh viên khả năng giải quyết các vấn đề thực tiễn.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Hoạt động dạy học của giảng viên và sinh viên trường Đại học GTVT trong tiến

trình dạy học một số kiến thức phần “Từ trường và Cảm ứng điện từ”- học phần

Điện và Từ đại cương theo mô hình dạy học dự án.

4. Tổng quan lịch sử vấn đề nghiên cứu

Phương pháp dạy học PBL (Project – Based Learning) là mô hình dạy học mới

xuất hiện cách đây khoảng 25 năm trên nước Mỹ nhằm thay thế cho lối học truyền

thống lúc bấy giờ. Với lớp học truyền thống một bài học diễn ra chỉ trong thời gian

ngắn (chỉ 1 tiết hay 2 tiết học), tách biệt với bên ngoài và người thầy là trung tâm

của quá trình dạy học. Còn với phương pháp PBL thì tạo ra một lớp học tích cực

hơn, phát huy tính chủ động của người học trong quá trình học tập, bài học được

thay thế bằng những dự án có thời gian kéo dài, tích hợp được nhiều môn học,

ngành học có liên quan. Trong đó, người học là trung tâm của quá trình dạy học.

Nội dung của bài học dưới dạng một dự án, người học phải tự thực hiện dưới sự

hướng dẫn của giáo viên, phải liên hệ với thực tiễn cuộc sống xung quanh các em.

* Mục tiêu của dạy học dự án

Dạy học dự án hướng tới phát triển các kỹ năng tư duy bậc cao (phân tích,

tổng hợp, đánh giá) cho người học.

* Các đặc điểm của dạy học dự án:

- Chủ đề của dự án gắn với thực tiễn, kết quả dự án có ý nghĩa thực tiễn-xã

hội.

- Chủ đề và nội dung của dự án phù hợp với hứng thú của người học.

- Người học tham gia tích cực và tự lực vào tất cả các giai đoạn của quá trình

dạy học: đề xuất vấn đề,lập kế hoạch giải quyết vấn đề, giải quyết vấn đề và trình

bày kết quả thực hiện.

- Kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, huy động nhiều giác quan.

- Đó là những sản phẩm hành động có thể công bố, giới thiệu được.

- Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc các môn học

khác nhau.

- Các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm.

Trong những năm gần đây, chương trình dạy học cho tương lai do Intel tổ

chức cũng đã nhấn mạnh vai trò của dạy học dự án, đã thu hút được đông đảo các

quốc gia trên thế giới tham gia, trong đó có Việt nam, bước đầu đã thu được thành

công. Ở Việt nam đã có nhiều đề tài nghiên cứu lý luận và tổ chức dạy học dự án,

có thể kể một số công trình như:

“Dạy học theo dự án-một phương pháp có chức năng kép trong đào tạo giáo

viên” của hai tác giả Nguyễn Văn Cường và Nguyễn Thị Diệu Thảo (tạp chí GD;

2004/ số 80.15-17), tác giả tiếp cận dạy học dự án từ góc độ lý luận.

“Dạy học dự án và tiến trình thực hiện” của tác giả Đỗ Hương Trà (tạp chí

GD; 2007/ số 157.12-14, 23).Tác giả đã đưa ra tiến trình thực hiện dạy học dự án,

thông qua đó để vận dụng vào tổ chức dạy học dự án một cách hiệu quả.

“Đặc điểm cấu trúc của dạy học dự án và kết quả việc vận dụng vào dạy học

môn kỹ thuật số” của tác giả Lê Văn Hồng ( tạp chí GD; 2006/ số 133.31-32,17),

tác giả đã nghiên cứu lý luận của dạy học dự án và vận dụng vào dạy môn kỹ thuật

số bước đầu đã thu được thành công.

“Project-Based Learning (PBL) và việc ứng dụng vào dạy học môn Vật lý ở

trường phổ thông Việt Nam trong tương lai” của tác giả Hồ Thanh Liêm, luận văn

tốt nghiệp đại học tháng 6/2005 Đại học Sư phạm Thành Phố Hồ Chí Minh, trong

đó đã tổ chức soạn thảo dạy học dự án chương “Dòng điện trong các môi trường”

thuộc chương trình Vật lý lớp 11 nhưng chưa tiến hành thực nghiệm sư phạm.

“Tổ chức dạy học các kiến thức phần Những định luật cơ bản của dòng điện không

đổi cho học sinh lớp 11 THPT theo quan điểm của dạy học dự án” của tác giả

Nguyễn Văn Nghĩa, luận văn tốt nghiệp ĐH tháng 6/2006 ĐHSP Hà Nội, tác giả đã

tổ chức được một số nội dung kiến thức đó là dự án lắp mạch điện cho phòng học

và dự án tìm hiểu cấu tạo của pin điện hoá nhưng chưa tiến hành thực nghiệm với

học sinh.

Một số đề tài luận văn nghiên cứu việc tổ chức dạy học dự án các kiến thức

liên quan đến phần Điện và Từ như:

“Tổ chức dạy học dự án một số nội dung kiến thức chương Cảm ứng điện từ

sách giáo khoa Vật lí lớp 11 THPT nhằm phát triển hoạt động nhận thức tích cực, tự

chủ của học sinh trong học tập” của tác giả Đào Thị Thu Thuỷ, luận văn thạc sỹ,

2005. Tác giả đã tiến hành nghiên cứu cơ sở lý luận của dạy học dự án và tổ chức

thực nghiệm cho học sinh trường THPT NK Trần Phú, Hải Phòng, qua đó gây được

hứng thú học tập cho học sinh.

Trong nghiên cứu “Tổ chức hoạt động dạy học chương Chuyển động của hạt

mang điện trong điện trường và từ trường - học phần điện và từ đại cương, nhằm

phát huy tính tích cực, tự chủ của người học” của tác giả Phùng Việt Hải (luận văn

thạc sỹ, 2007), tác giả đã tiến hành thiết kế các hoạt động dạy học dựa trên cơ sở lí

luận của dạy học dự án và đã thu được những kết quả khả quan trong việc phát huy

tính tích cực, tự chủ và sáng tạo của người học.

Trong những năm gần đây, các giảng viên ở các trường Đại học sư phạm

Thành Phố Hồ Chí Minh, Đại học sư phạm Hà Nội đã giảng cho sinh viên về mô

hình dạy học dự án và tổ chức thực hiện dạy học dự án cho đối tượng sinh viên, thu

hút được sự tham gia tích cực, khơi dậy lòng say mê, hứng thú của người học. Ngày

26/03/2005, Sở GD-ĐT TPHCM đã tổ chức hội thảo về mô hình dạy học dự án tại

trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai - nơi mô hình dạy học này được triển khai

mạnh mẽ nhất.

Bên cạnh đó còn có nhiều công trình nghiên cứu của nhiều tác giả khác và

một số học viên cao học đã vận dụng quan điểm của dạy học dự án vào tổ chức dạy

học ở một số trường tại Thành Phố Hồ Chí Minh và Hà Nội…bước đầu đã thu được

nhiều thành công trong việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực,

tự chủ của người học, lôi cuốn người học vào thực hiện dự án học tập một cách tự

giác.

5. Giả thuyết khoa học

Dựa trên cơ sở lí luận của dạy học dự án cũng như dựa trên việc phân tích

các nội dung kiến thức cần dạy thì có thể tổ chức dạy học dự án một số kiến thức

phần Từ trường và Cảm ứng điện từ- học phần Điện và Từ đại cương cho sinh viên

ngành kỹ thuật nhằm phát huy tính tính cực, tự chủ và kích thích hứng thú cho

người học.

6. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu bản chất của hoạt động dạy học nói chung, bản chất của hoạt

động dạy học Vật lý nói riêng.

- Nghiên cứu cơ sở lý luận của dạy học dự án, quá trình thiết kế dự án, quá

trình hướng dẫn người học lập dự án vào việc tổ chức hoạt động dạy học nhằm phát

triển các hoạt động nhận thức tích cực, tự chủ của sinh viên.

- Điều tra ban đầu để phân tích những thuận lợi, khó khăn của giảng viên và

sinh viên trường Đại học GTVT khi dạy học các kiến thức phần Từ trường và Cảm

ứng điện từ- học phần Điện và Từ đại cương.

- Nghiên cứu nội dung kiến thức phần Từ trường và Cảm ứng điện từ- giáo

trình Vật lý đại cương và các tài liệu khoa học liên quan.

- Vận dụng dạy học dự án vào việc soạn thảo tiến trình dạy học một số kiến

thức phần Từ trường và Cảm ứng điện từ- học phần Điện và Từ đại cương, phát huy

tính tích cực, tự chủ của sinh viên trong quá trình học tập.

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm theo tiến trình đã soạn thảo để đánh giá

hiệu quả của nó đối với việc phát huy tính tích cực, tự chủ của người học.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1.Nghiên cứu lý luận

- Nghiên cứu các tài liệu về tâm lí học, lý luận dạy học đại học, lý luận dạy

học hiện đại, lý luận dạy học Vật lý, các văn kiện đại hội Đảng về đổi mới giáo dục,

các bài báo, tạp chí có liên quan...

- Nghiên cứu giáo trình Vật lý đại cương, học phần “Điện và Từ đại cương”,

trọng tâm là các kiến thức phần Từ trường và Cảm ứng điện từ và các tài liệu khoa

học liên quan.

- Nghiên cứu việc ứng dụng các kiến thức Từ trường và Cảm ứng điện từ vào

trong thực tế.

- Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến việc tích hợp công nghệ, sử dụng các

phần mềm tin học hỗ trợ, nhằm phát huy tối đa hiệu quả của dạy học.

7.2. Điều tra

Dự giờ, quan sát, điều tra thực trạng dạy học kiến thức phần Từ trường và

Cảm ứng điện từ đại cương của giảng viên và sinh viên trường Đại học GTVT.

7.3. Nghiên cứu thực nghiệm

Tiến hành thực nghiệm sư phạm trên đối tượng là sinh viên trường Đại học

GTVT. Sau đó dùng thống kê toán học để trình bày kết quả thực nghiệm sư phạm

và kiểm định giả thuyết thống kê.Từ đó khẳng định hiệu quả của tiến trình dạy học

đã soạn thảo đối với việc phát huy tính tích cực, tự lực của người học.

8. Những đóng góp mới của luận văn

- Cụ thể hoá cơ sở thực tiễn của việc vận dụng dạy học dự án trong tổ chức

dạy học các nội dung kiến thức Vật lý.

- Soạn thảo được tiến trình dạy học dự án một số kiến thức trong phần “Từ

trường và Cảm ứng điện từ”- học phần Điện và Từ đại cương.

- Cung cấp số liệu và thông tin khoa học làm phong phú thêm tài liệu tham

khảo phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học.

- Góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Vật lý ở đại học theo tinh thần

của dạy học hiện đại.

Phần bên dưới chỉ hiển thị một số trang ngẫu nhiên trong tài liệu. Bạn tải về để xem được bản đầy đủ

  • Tổ chức dạy học theo dự án một số kiến thức phần từ trường và cảm ứng điện từ học phần điện và từ đại cương cho sinh viên ngành Kỹ thuật ĐH GiaoThog
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Tổ chức dạy học theo dự án một số kiến thức phần từ trường và cảm ứng điện từ học phần điện và từ đại cương cho sinh viên ngành Kỹ thuật ĐH GiaoThog
  • Tổ chức dạy học theo dự án một số kiến thức phần từ trường và cảm ứng điện từ học phần điện và từ đại cương cho sinh viên ngành Kỹ thuật ĐH GiaoThog
  • Tổ chức dạy học theo dự án một số kiến thức phần từ trường và cảm ứng điện từ học phần điện và từ đại cương cho sinh viên ngành Kỹ thuật ĐH GiaoThog
  • Tổ chức dạy học theo dự án một số kiến thức phần từ trường và cảm ứng điện từ học phần điện và từ đại cương cho sinh viên ngành Kỹ thuật ĐH GiaoThog
  • Tổ chức dạy học theo dự án một số kiến thức phần từ trường và cảm ứng điện từ học phần điện và từ đại cương cho sinh viên ngành Kỹ thuật ĐH GiaoThog
  • Tổ chức dạy học theo dự án một số kiến thức phần từ trường và cảm ứng điện từ học phần điện và từ đại cương cho sinh viên ngành Kỹ thuật ĐH GiaoThog
  • Tổ chức dạy học theo dự án một số kiến thức phần từ trường và cảm ứng điện từ học phần điện và từ đại cương cho sinh viên ngành Kỹ thuật ĐH GiaoThog
  • Tổ chức dạy học theo dự án một số kiến thức phần từ trường và cảm ứng điện từ học phần điện và từ đại cương cho sinh viên ngành Kỹ thuật ĐH GiaoThog
  • Tổ chức dạy học theo dự án một số kiến thức phần từ trường và cảm ứng điện từ học phần điện và từ đại cương cho sinh viên ngành Kỹ thuật ĐH GiaoThog
  • Tổ chức dạy học theo dự án một số kiến thức phần từ trường và cảm ứng điện từ học phần điện và từ đại cương cho sinh viên ngành Kỹ thuật ĐH GiaoThog
  • Tổ chức dạy học theo dự án một số kiến thức phần từ trường và cảm ứng điện từ học phần điện và từ đại cương cho sinh viên ngành Kỹ thuật ĐH GiaoThog
  • Tổ chức dạy học theo dự án một số kiến thức phần từ trường và cảm ứng điện từ học phần điện và từ đại cương cho sinh viên ngành Kỹ thuật ĐH GiaoThog
  • Tổ chức dạy học theo dự án một số kiến thức phần từ trường và cảm ứng điện từ học phần điện và từ đại cương cho sinh viên ngành Kỹ thuật ĐH GiaoThog
  • Tổ chức dạy học theo dự án một số kiến thức phần từ trường và cảm ứng điện từ học phần điện và từ đại cương cho sinh viên ngành Kỹ thuật ĐH GiaoThog
  • Tổ chức dạy học theo dự án một số kiến thức phần từ trường và cảm ứng điện từ học phần điện và từ đại cương cho sinh viên ngành Kỹ thuật ĐH GiaoThog
  • Tổ chức dạy học theo dự án một số kiến thức phần từ trường và cảm ứng điện từ học phần điện và từ đại cương cho sinh viên ngành Kỹ thuật ĐH GiaoThog
  • Tổ chức dạy học theo dự án một số kiến thức phần từ trường và cảm ứng điện từ học phần điện và từ đại cương cho sinh viên ngành Kỹ thuật ĐH GiaoThog
  • Tổ chức dạy học theo dự án một số kiến thức phần từ trường và cảm ứng điện từ học phần điện và từ đại cương cho sinh viên ngành Kỹ thuật ĐH GiaoThog
  • Tổ chức dạy học theo dự án một số kiến thức phần từ trường và cảm ứng điện từ học phần điện và từ đại cương cho sinh viên ngành Kỹ thuật ĐH GiaoThog
  • Tổ chức dạy học theo dự án một số kiến thức phần từ trường và cảm ứng điện từ học phần điện và từ đại cương cho sinh viên ngành Kỹ thuật ĐH GiaoThog
  • Tổ chức dạy học theo dự án một số kiến thức phần từ trường và cảm ứng điện từ học phần điện và từ đại cương cho sinh viên ngành Kỹ thuật ĐH GiaoThog
  • Tổ chức dạy học theo dự án một số kiến thức phần từ trường và cảm ứng điện từ học phần điện và từ đại cương cho sinh viên ngành Kỹ thuật ĐH GiaoThog
  • Tổ chức dạy học theo dự án một số kiến thức phần từ trường và cảm ứng điện từ học phần điện và từ đại cương cho sinh viên ngành Kỹ thuật ĐH GiaoThog
  • Tổ chức dạy học theo dự án một số kiến thức phần từ trường và cảm ứng điện từ học phần điện và từ đại cương cho sinh viên ngành Kỹ thuật ĐH GiaoThog
  • Tổ chức dạy học theo dự án một số kiến thức phần từ trường và cảm ứng điện từ học phần điện và từ đại cương cho sinh viên ngành Kỹ thuật ĐH GiaoThog
  • Tổ chức dạy học theo dự án một số kiến thức phần từ trường và cảm ứng điện từ học phần điện và từ đại cương cho sinh viên ngành Kỹ thuật ĐH GiaoThog
  • Tổ chức dạy học theo dự án một số kiến thức phần từ trường và cảm ứng điện từ học phần điện và từ đại cương cho sinh viên ngành Kỹ thuật ĐH GiaoThog
  • Tổ chức dạy học theo dự án một số kiến thức phần từ trường và cảm ứng điện từ học phần điện và từ đại cương cho sinh viên ngành Kỹ thuật ĐH GiaoThog
  • Tổ chức dạy học theo dự án một số kiến thức phần từ trường và cảm ứng điện từ học phần điện và từ đại cương cho sinh viên ngành Kỹ thuật ĐH GiaoThog
  • Tổ chức dạy học theo dự án một số kiến thức phần từ trường và cảm ứng điện từ học phần điện và từ đại cương cho sinh viên ngành Kỹ thuật ĐH GiaoThog
  • Tổ chức dạy học theo dự án một số kiến thức phần từ trường và cảm ứng điện từ học phần điện và từ đại cương cho sinh viên ngành Kỹ thuật ĐH GiaoThog
  • Tổ chức dạy học theo dự án một số kiến thức phần từ trường và cảm ứng điện từ học phần điện và từ đại cương cho sinh viên ngành Kỹ thuật ĐH GiaoThog
  • Tổ chức dạy học theo dự án một số kiến thức phần từ trường và cảm ứng điện từ học phần điện và từ đại cương cho sinh viên ngành Kỹ thuật ĐH GiaoThog
  • Tổ chức dạy học theo dự án một số kiến thức phần từ trường và cảm ứng điện từ học phần điện và từ đại cương cho sinh viên ngành Kỹ thuật ĐH GiaoThog
  • Tổ chức dạy học theo dự án một số kiến thức phần từ trường và cảm ứng điện từ học phần điện và từ đại cương cho sinh viên ngành Kỹ thuật ĐH GiaoThog
  • Tổ chức dạy học theo dự án một số kiến thức phần từ trường và cảm ứng điện từ học phần điện và từ đại cương cho sinh viên ngành Kỹ thuật ĐH GiaoThog
  • Tổ chức dạy học theo dự án một số kiến thức phần từ trường và cảm ứng điện từ học phần điện và từ đại cương cho sinh viên ngành Kỹ thuật ĐH GiaoThog
  • Tổ chức dạy học theo dự án một số kiến thức phần từ trường và cảm ứng điện từ học phần điện và từ đại cương cho sinh viên ngành Kỹ thuật ĐH GiaoThog
  • Tổ chức dạy học theo dự án một số kiến thức phần từ trường và cảm ứng điện từ học phần điện và từ đại cương cho sinh viên ngành Kỹ thuật ĐH GiaoThog
  • Tổ chức dạy học theo dự án một số kiến thức phần từ trường và cảm ứng điện từ học phần điện và từ đại cương cho sinh viên ngành Kỹ thuật ĐH GiaoThog

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Khai thác và sử dụng Internet trong dạy học ...

Upload: vuongan2288

📎 Số trang: 142
👁 Lượt xem: 754
Lượt tải: 18

Vận dụng triz xây dựng hệ thống bài tập sáng ...

Upload: trangtomit

📎 Số trang: 122
👁 Lượt xem: 1634
Lượt tải: 29

Xây dựng tiến trình dạy học một số kiến thức ...

Upload: ng_thanhdat

📎 Số trang: 154
👁 Lượt xem: 739
Lượt tải: 21

Phát triển tu duy học sinh THPT miền núi về ...

Upload: xuannguyen102

📎 Số trang: 146
👁 Lượt xem: 744
Lượt tải: 16

Thiết kế website hỗ trợ dạy học hai chương ...

Upload: nhendoc115

📎 Số trang: 121
👁 Lượt xem: 647
Lượt tải: 16

Tổ chức TN trực diện nhằm kích thích hứng ...

Upload: quocchien_tb

📎 Số trang: 146
👁 Lượt xem: 637
Lượt tải: 17

Xây dựng và sử dụng Từ điển thuật ngữ MOOPHY ...

Upload: Rolls_Royce

📎 Số trang: 152
👁 Lượt xem: 804
Lượt tải: 16

Sóng điện từ và một số ứng dụng

Upload: mat_xanh_vn

📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 733
Lượt tải: 16

Sóng điện từ và một số ứng dụng

Upload: nongdanyeuthethao

📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 580
Lượt tải: 17

Một số ứng dụng hiệu ứng điện từ trong công ...

Upload: levietthaihuy

📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 616
Lượt tải: 17

Thiết kế tiến trình dạy học một số bài học ...

Upload: nhimkute_nhim

📎 Số trang: 134
👁 Lượt xem: 853
Lượt tải: 19

Xây dựng một số mô hình vật lý trên máy tính ...

Upload: terthanhthao

📎 Số trang: 163
👁 Lượt xem: 735
Lượt tải: 18

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Tổ chức dạy học theo dự án một số kiến thức ...

Upload: Chungkhoan24h_VN

📎 Số trang: 163
👁 Lượt xem: 827
Lượt tải: 18

CHUYÊN MỤC

Khoa học tự nhiên Vật lý
Tổ chức dạy học theo dự án một số kiến thức phần từ trường và cảm ứng điện từ học phần điện và từ đại cương cho sinh viên ngành Kỹ thuật ĐH GiaoThog MS: LVVL-PPDH042 SỐ TRANG: 163 NGÀNH: VẬT LÝ CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM NĂM: 2009 GIỚI THIỆU LUẬN VĂN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong thời đại ngày nay, thế giới đang bước vào một kỷ nguyên mới với pdf Đăng bởi
5 stars - 300478 reviews
Thông tin tài liệu 163 trang Đăng bởi: Chungkhoan24h_VN - 16/04/2025 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 16/04/2025 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Tổ chức dạy học theo dự án một số kiến thức phần từ trường và cảm ứng điện từ học phần điện và từ đại cương cho sinh viên ngành Kỹ thuật ĐH GiaoThog