Mã tài liệu: 230322
Số trang: 72
Định dạng: doc
Dung lượng file: 1,535 Kb
Chuyên mục: Y Dược
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, ngành may chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân bởi vừa góp phần tăng thu ngân sách vừa giải quyết công ăn việc làm cho khoảng 2 triệu lao động (80% là nữ) cho đất nước. May là một trong những ngành mũi nhọn về chiến lược hàng hoá trong nước cũng như xuất khẩu của Việt Nam. Đặc thù của ngành may là sử dụng dây chuyền công nghệ giản đơn, mức độ lao động tuy không quá nặng nhọc nhưng gò bó, đòi hỏi nhịp độ công việc nhanh Tỷ lệ lao động nữ rất cao, chiếm khoảng 80-
90% và phần lớn là ở độ tuổi 20-35 tuổi. Thời gian làm việc trung bình là trên 8giờ/ ngày. Nhiều khi công nhân phải làm việc tăng ca, có khi tới 10-12 giờ/ngày. Lực lượng lao động của ngành may chủ yếu xuất thân từ nông thôn nên ít nhiều cũng bị ảnh hưởng bởi lối sống, tập quán của nông dân, ý thức tổ chức kỷ luật và nhận thức xã hội chưa cao. Dẫn từ , .
Trong 10 năm trở lại đây điều kiện lao động và môi trường dệt may cũng như sức khoẻ người lao động đã được nhiều tác giả nghiên cứu. Các bệnh thường gặp, bệnh liên quan đến nghề nghiệp thường diễn biến theo xu hướng không tốt.
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định, từ nay đến năm 2020 phải phấn đấu để xây dựng nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp. Vì vậy, việc quan tâm chăm sóc sức khỏe người lao động công nghiệp là hết sức cần thiết. Xuất phát từ thực tiễn, Nghị quyết 46NQ/TW ngày 23/2/2005 của Bộ Chính trị. Dẫn từ , đã chỉ rõ “Kịp thời dự báo và có biện pháp ngăn ngừa để hạn chế tối đa những tác động tiêu cực đối với sức khoẻ do thay đổi lối sống, môi trường và điều kiện lao động trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nâng cao năng lực giám sát, phát hiện khống chế dịch bệnh và các bệnh mới phát sinh, đẩy mạnh phòng chống các bệnh nghề nghiệp”.
Để làm tốt nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ người lao động, việc xây dựng chính sách quốc gia quản lý, giám sát môi trường lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động, trong đó có lao động ngành dệt may là nhiệm vụ có tính cấp thiết. Các nghiên cứu về môi trường, sức khoẻ trong công nghệ dệt may hiện nay ở nước ta còn rất ít đặc biệt là tỷ lệ mắc các chứng bệnh và bệnh nghề nghiệp, bệnh liên quan đến nghề nghiệp. Tại Thái Nguyên chưa có nghiên cứu nào về sức khoẻ, bệnh tật của công nhân dệt may. Việc quan tâm xem các bệnh thường gặp ở các hệ thống cơ quan trong cơ thể công nhân dệt may Thái Nguyên có khác gì với các đối tượng lao động khác cũng đang là vấn đề còn bỏ ngỏ. Để giải đáp vấn đề này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Thực trạng một số chứng, bệnh thường gặp và yếu tố liên quan ở công nhân Công ty may Thái Nguyên”. Nhằm đáp ứng hai mục tiêu cụ thể sau đây:
1. Mô tả thực trạng một số chứng, bệnh thường gặp ở công nhân may thuộc
Công ty may Thái Nguyên.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến bệnh tật ở công nhân Công ty may
Thái Nguyên.
MỤC LỤC
Nội dung Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ . 1
Chương 1. TỔNG QUAN . 3
1.1. Tình hình phát triển ngành may ở nước ta 3
1.2. Các yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe và bệnh tật của người lao động 4
1.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về sức khỏe và bệnh tật ở công nhân dệt may 13
Chương 2. ĐỐI TưỢNG VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 18
2.1. Đối tượng nghiên cứu 18
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 18
2.3. Phương pháp nghiên cứu và chọn mẫu 18
2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu . 19
2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu 21
2.6. Vật liệu nghiên cứu . 21
2.7. Phương pháp khống chế sai số . 21
2.8. Phương pháp xử lý số liệu . 21
2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu . 21
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 22
3.1. Các thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 22
3.2. Các kết quả nghiên cứu về chứng, bệnh của người công nhân may 24
3.3.Các yếu tố liên quan (ảnh hưởng) đến một số chứng, bệnh của người công nhân .35
Chương 4. BÀN LUẬN 39
KẾT LUẬN . 53
KHUYẾN NGHỊ . 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 521
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 716
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 710
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 469
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 483
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 681
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 749
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 446
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 560
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 696
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 646
⬇ Lượt tải: 16