Mã tài liệu: 131636
Số trang: 119
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Văn học
Tiểu thuyết là thể loại quan trọng bậc nhất trong văn xuôi hiện đại, có năng lực khám phá cuộc sống ở cả chiều sâu lẫn bề rộng. Nhìn chung trong các thể loại văn học thì tiểu thuyết là một thể loại văn học còn tương đối trẻ, dồi dào sức sống so với nhiều thể loại khác.
Văn học Việt Nam nói chung và văn xuôi nói riêng từ 1986 đến nay có nhiều khởi sắc. Sự khởi sắc của văn xuôi thời kỳ tiền đổi mới và đổi mới có sự đóng góp quan trọng của nhiều thể loại tiểu thuyết khác nhau: tiểu thuyết phóng sự, tiểu thuyết triết luận, tiểu thuyết tâm lý xã hội, với hàng loạt các tên tuổi như: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Chu Lai, Lê Lựu, Nguyễn Trí Huân, và sau này là Bảo Ninh, Phạm Thị Hoài, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Xuân Khánh, Trung Trung Đỉnh…Họ với những nỗ lực của riêng mình, đang ngày càng hoàn thiện và có những đóng góp quan trọng, tạo nên một diện mạo mới cho tiểu thuyết nói riêng và văn học Việt Nam nói chung.
Cùng với Bảo Ninh, Tạ Duy Anh, Nguyễn Việt Hà, …Trung Trung Đỉnh được xem như một gương mặt đáng chú ý, đặc biệt là từ sau những năm 1990. Khởi nghiệp bằng truyện ngắn đầu tay Những khấc coong chung (1972) được in trên Tạp chí Văn Nghệ quân giải phóng miền Trung Trung Bộ. Nhưng Trung Trung Đỉnh được biết đến nhiều hơn phải từ những năm 80 với các truyện ngắn Người trong cuộc (1980) và Đêm nguyệt thực (1982). Trong lĩnh vực tiểu thuyết, mở màn với tác phẩm Những người không chịu thiệt thòi (1982), đến cuối những năm 80 đầu những năm 90 Trung Trung Đỉnh cho ra đời ba tiểu thuyết: Ngược chiều cái chết (1989), Tiễn biệt những ngày buồn (1990) và Ngõ lỗ thủng (1990). Đó là khi ngọn gió đổi mới vừa thổi lên trong nước, đầu óc con người thoát khỏi vòng bao cấp và thân phận con người hiện lên trần trụi mong manh hơn, đáng trọng mà cũng đáng buồn hơn trong cuộc sống thường ngày. Văn đàn Việt Nam trở nên sôi động, náo nhiệt, đôi lúc quyết liệt trong một cơn chuyển mình lột xác.
Với ba tiểu thuyết, Trung Trung Đỉnh đã tạo cho mình một diện mạo mới. Ông cố đi vào cái lõi của sự thật, buộc mình và độc giả của mình phải cật vấn riết róng tại sao bao lâu nay mình sống như vậy. Dường như Trung Trung Đỉnh đang gõ lên một tiếng chuông báo động và cảnh tỉnh những lỗ thủng trong tâm hồn và nhân cách mỗi người.
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Quan niệm nghệ thuật mới về con người trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975
Chương 2: Các loại nhân vật chính
Chương 3: Nghệ thuật tổ chức trần thuật
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 629
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 524
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 577
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 351
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 152
👁 Lượt xem: 469
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 620
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 562
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 669
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 504
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 118
👁 Lượt xem: 638
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 118
👁 Lượt xem: 508
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 699
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 119
👁 Lượt xem: 610
⬇ Lượt tải: 17